GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO DÂN TỘC THIỂU SỐ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DÂN TỘC LA HA Ở HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA

Ngày nhận bài: 23-09-2020

Ngày duyệt đăng: 19-10-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Ninh, H., Tín, T., & Thao, T. (2024). GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO DÂN TỘC THIỂU SỐ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DÂN TỘC LA HA Ở HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(12), 1210–1221. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/750

GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO DÂN TỘC THIỂU SỐ: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI DÂN TỘC LA HA Ở HUYỆN QUỲNH NHAI, TỈNH SƠN LA

Hồ Ngọc Ninh (*) 1, 2 , Trương Ngọc Tín 1 , Trần Đình Thao 1

  • 1 Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Du lịch và Ngoại ngữ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Giải pháp, giảm nghèo, dân tộc La Ha, dân tộc thiểu số

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững cho dân tộc La Ha ở huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Nghiên cứu đã khảo sát 20 cán bộ thực thi chính sách giảm nghèo cấp huyện và xã, và 120 hộ gia đình gồm hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ thoát nghèo (75 hộ dân tộc La Ha và 45 hộ dân tộc Thái). Kết quả cho thấy, thời gian qua, đã có nhiều chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo được triển khai và đời sống của dân tộc La Ha ở Quỳnh Nhai đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo dân tộc La Ha còn cao (43% năm 2019), đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc La Ha còn gặp rất nhiều khó khăn; trình độ dân trí còn rất thấp, tỷ lệ mù chữ còn cao, việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế. Vì vậy, để giảm nghèo bền vững cho dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La cần thực hiện có hiệu quả và động bộ các chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng nông thôn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, tiếp cận vốn và hiệu quả sử dụng vốn vay, đào tạo nghề và xuất khâu lao động, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

    Tài liệu tham khảo

    Alam K.R. (2006). Ganokendra: An Innovative Model for Poverty Alleviation in Bangladesh. Review of Education. 52: 343-352.

    Baulch B., Chuyen T.K., Haughton D. & Haughton J. (2007). Ethnic minority development in Vietnam, The Journal of Development Studies. 43(7): 1151-1176.

    Baulch B., Hoa N.T.M., Phuong N.T. & Hung P.T. (2011). Ethnic minority poverty in Vietnam, In N. Thang (Ed), Poverty vulnerability and social protection in Vietnam. Vietnam Academy of Social Sciences. Selected issues: 101-165.

    Baulch B., Pham H.T. & Reilly B. (2012). Decomposing the ethnic gap in rural Vietnam, 1993-2004, Oxford Development Studies. 40(1): 87-117. DOI:10.1080/13600818.2011.646441.

    Chính phủ (2019). Đề án tổng thế phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn giai đoạn 2021-2030.

    Đặng Kim Sơn, Thái Thị Minh & Phạm Thị Hồng Vân (2012). Rà soát, phân tích các chính sách DTTSvà hỗ trợ xây dựng hệ thống chính sách cho Ủy ban Dân tộc đến 2020. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ.

    Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung, Lưu Văn Duy & Lê Thị Thu Hương (2015). Ảnh hưởng của một số yếu tố đến giảm nghèo vùng Tây Bắc. Tạp chí Kinh tế & Phát triển. 222(2): 32-43.

    Dong H.S., Vinh N.T. & Lan C.N. (2005). Report on main challenges in growth and poverty reduction in the Northern mountain region of Vietnam. Evaluation report of the Development Strategy Institute, Ministry of Planning and Investment. Hanoi.

    Imai K.S., Gaihe R. & Kang W. (2011). Poverty, inequality and ethnic minorities in Vietnam. International Review of Applied Economics. 25(3): 249-282.

    Ngô Trường Thi (2014). Đánh giá công tác giảm nghèo đối với vùng DTTS và định hướng chính sách giảm nghèo vùng đồng bào DTTS giai đoạn tới. Kỷ yếu hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi”.

    Nguyen C.V. (2012). Ethnic minorities in Northern Mountains of Vietnam: poverty, income and assets. MPRA Working Paper.

    Nguyen C.V., Tran T Q. & Van Vu H. (2017). Ethnic Minorities in Northern Mountains of Vietnam: Employment, Poverty and Income. Soc Indic Res. 134: 93-115.

    Nguyễn Hường (2020). Những kết quả bước đầu đạt được trong việc thực hiện chính sách cho đồng bào dân tộc La Ha tại tỉnh Sơn La. Truy cập từ https://sonla.gov.vn/4/469/63579/569754/ thong-tin-tu-so-nganh-dia-phuong/nhung-ket-qua-buoc-dau-dat-duoc-trong-viec-thuc-hien-chinh-sach-cho-dong-bao-dan-toc-la-ha-tai-t,ngày 28/8/2020.

    Pham H., Le T. & Nguyen C. (2011). Poverty of the ethnic minorities in Vietnam: Situation and challenges from the P135-II communes. Research report for State Committee for Ethnic Minority Affairs of Vietnam and United Naitons Development Program, Hanoi, Vietnam.

    Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Quỳnh Nhai (2020). Báo cáo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo,hộ cận nghèo các năm 2017, 2018, 2019.

    Sanfo S. & Gérard F. (2012). Public Policies for Rural Poverty Alleviation: The Case of Agricultural Households in the Plateau Central Area of Burkina Faso. Agricultural Systems. 110: 1-9.

    Tổng cục Thống kê (2020). Kết quả điều tra thu thập thông tin về thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2019.

    UBND huyện Quỳnh Nhai (2019). Báo cáo phối hợp xây dựng Đề án Bảo vệ và phát triển các dân tộc dưới 10.000 người theo hướng bình đẳng, đồng đều giữa các dân tộc trong giai đoạn 2020-2030.

    UBND huyện Quỳnh Nhai (2020). Báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

    Van de Walle D & Gunewardena D. (2001). Sources of ethnic inequality in Vietnam. Journal of Development Economics. 65(1): 177-207.

    WB (2012). 2012 Vietnam poverty assessment - Well begun, not yet done: Vietnam's remarkable progress on poverty reduction and the emerging challenges. Washington DC: The World Bank.