SỬ DỤNG HÀM HỒI QUY PHI TUYẾN TÍNH MÔ TẢ SINH TRƯỞNGCỦA BÒ LAI F1(BBB ×LAI SIND)

Ngày nhận bài: 19-08-2020

Ngày duyệt đăng: 10-09-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Vinh, N., Hương, D., Phương, T., Bộ, H., Lực, Đỗ, & Nguyệt, N. (2024). SỬ DỤNG HÀM HỒI QUY PHI TUYẾN TÍNH MÔ TẢ SINH TRƯỞNGCỦA BÒ LAI F1(BBB ×LAI SIND). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(10), 862–869. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/725

SỬ DỤNG HÀM HỒI QUY PHI TUYẾN TÍNH MÔ TẢ SINH TRƯỞNGCỦA BÒ LAI F1(BBB ×LAI SIND)

Nguyễn Thị Vinh (*) 1, 2 , Dương Thu Hương 1 , Trần Bích Phương 1 , Hà Xuân Bộ 1 , Đỗ Đức Lực 1 , Nguyễn Thị Nguyệt 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Faculty of Animal Science, Vietnam National Univeristy of Agriculture
  • Từ khóa

    Đường cong sinh trưởng, mô hình hồi quy phi tuyến tính, bò lai F1(BBB × Lai Sind)

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm xác định mô hình hồi quy phi tuyến tính tốt nhấttrong các hàm Logistic, von Bertalanffy, Gompertz, Brody và Negative Exponential để mô tả đặc điểm sinh trưởng của bò lai F1(BBB × Lai Sind) theo độ tuổi. Tổng 60 bò F1(BBB× Lai Sind) bao gồm 30 bò đực và 30 bò cái nuôi tại huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội được sử dụng để xác định khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tuổi. Hệ số xác định (R2), các tham số đánh giá độ chính xác (ME, MSE, MAE) và các tham số đánh giá khả năng dự đoán tiềm năng của mô hình (MPE, MAPE) được tính toán. Kết quả cho thấy, ở cả bò đực và bò cái, hàm von Bertalanffy và hàm Brody có hệ số xác định R2cao nhất; và các giá trị ME, MSE, MAE, MPE, MAPE thấp nhất; tiếp theo là hàm Gompertz. Hàm Logistic và hàm Negative Exponential có các tham số trên thấp hơn. Bò F1(BBB× Lai Sind) có tuổi tại điểm uốn dao động trong khoảng 15,47-20,41 tháng tuổi, và khối lượng tại điểm uốn trong khoảng từ 400,13-415,44kg đối với bò đực; 10,05-14,29 tháng và 255-276,27kg đối với bò cái. Hàm von Bertalanffy được đề nghị áp dụng để ước tính khối lượng của bò lai F1(BBB× Lai Sind) theo tuổi.

    Tài liệu tham khảo

    BahashwanS., AlrawasA.S.,Alfadli S. & JohnsonE.S. (2015). Dhofari cattle growth curve prediction by different non-linear model functions. Live.Res. Rur. Dev. 27 (12): 1-8.

    BathaeiS.S.&Leroy P.L. (1996).Growth and mature weight of Mehraban Iranian fat tailed sheep. Small.Rum.Res. 22: 155-162.

    BehrV., HornickJ.L., CabarauxJ.F., AlvarezA.& IstasseL. (2001). Growth patterns of Belgian Blue replacement heifers and growing males in commercial farms. Live.Prod. Sci.71: 121-130.

    BeltranJ.J., Butts W.T., OlsonT.A.& KogerM. (1992).Growth patterns of two lines of Angus cattle selected using predicted growth parameters. J.Anim.Sci.70: 734-741.

    Brody S. (1945). Bioenergetics and Growth with Special Reference to the Efficiency Complex in Domestic Animals. First published: Reinhold, NY. Reprinted: Hafner Publishing Co., Inc. NY. 1964

    Brown J.E., Fitzhugh H.A.& Cartwright T.C.(1976).A comparison of nonlinear models for 356 describing weight-age relationships in cattle. J.Anim.Sci.42: 810-818.

    Cano G., Blanco M., Casasus I., Cortés-Lacruz X. & Villalba D. (2015). Comparison of B-splines and non-linear functions to describe growth patterns and predict mature weight of female beef cattle. Anim. Prod. Sci. 56(11):1787-1796.

    FitzhughH.A. Jr. (1976).Analysis of growth curves and strategies for altering their shape.J Anim.Sci.42: 1036-1051.

    Forni S., Piles M., BlascoA., VaronaL.& Oliveira H.N. (2009). Comparison of different nonlinear functions to describe Nelore cattle growth.J.Anim.Sci.87: 496-506.

    Garcia F., SainzR.D., AgabrielJ., Barioni L.G. & OltjenJ.W. (2008).Comparativeanalysis of two dynamic mechanistic models of beef cattle growth. Anim.Feed.Sci.Technol.143: 220-241.

    Garnero A.D.V., Marcondes C.R.&Gunski R.J. (2006). Genetic trends in the expected progeny difference of the asymptotic weight of Nelore females. Genet. Mol. Biol. 29: 648-652.

    Goldberg V. & Ravagnolo O. (2015): Description of the growth curve for Angus pasture fed cows under extensive systems. J. Anim. Sci. 93:4284290.

    Lopes F.B., Silva M.C., Marques E.G., Ferreira J.L. (2011). Ajuste de curvas de crescimento em bovinos Nelore da região Norte do Brasil.Revista Brasileira de Saúde e Produção Animal, Salvador. 12(3):607-617.

    Lopez de Torre G., CandottiJ.J., ReverterA., BellidoM.M.& Vasco P. (1992). Effects of growth curve parameters on cow efficiency. J.Anim.Sci.70: 2668-2672.

    Nguyễn Thị Nguyệt & Bùi Đại Phong (2015). Khả năng sinh trưởng của bê lai F1(BBB× Lai Sind) từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi nuôi tại Hà Nội. Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi. 185: 76-81.

    Nguyễn Thị Nguyệt & Nguyễn Thị Vinh (2017). Khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của bò lai F1(BBB× Lai Sind) từ 12 đến 18 tháng tuổi nuôi tại Hà Nội. Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi. 229: 79-84.

    Nguyen Thi Vinh & Nguyen Thi Nguyet (2019). Growth and meat production of beef crossbred F1(Belgian Blue BreedxSindcrossbred) cattle. Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi. 247:11-16.

    Phạm Thế Huệ (2010). Khả năng sinh trưởng, sản xuất thịt của bò Lai Sind, F1(Brahman × Lai Sind) và F1(Charolais × Lai Sind) nuôi tại Đak Lăk. Luận án Tiến sỹ nông nghiệp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

    Selvaggi M., Laudadio V., Gabriella A., Alessandro D & Dario C. (2016): Comparison on accuracy of different nonlinear models in predicting growth of Podolica bulls. Jap. Soc. Anim. Sci. 88(8):1128-1133.

    Souza L.A., Caires D.N.& Carneiro P.L.S. (2010). Growth curves in Indubrasil cattle raised in the State of Sergipe. Rev. Cienc. Agronom. 41: 671-676.

    Trần Quang Hạnh & Đặng Vũ Bình (2009). “Đánh giá sinh trưởng của bò cái Holstein Friesian (HF) và con lai F1, F2, F3(HF × Lai Sind) nuôi tại Lâm Đồng”, Tạp chí Khoa học và Phát triển. 3(7):262-268.

    Tutkun M. (2019). Growth curve prediction of Holstein-Fresian bulls using different non-linear model funtions. Appl. Ecol. Environ. Res. 17(2):4409-4416.