ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Ngày nhận bài: 13-08-2020

Ngày duyệt đăng: 11-09-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Dũng, T. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(10), 828–838. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/721

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHĂN NUÔI CỦA NÔNG HỘ TẠI HUYỆN LONG MỸ, TỈNH HẬU GIANG

Trần Thanh Dũng (*) 1

  • 1 Khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Chăn nuôi heo, dịch tả heo châu Phi, sinh kế

    Tóm tắt


    Trước tình hình Dịch tả heo châu Phi đang diễn biến hết sức phức tạp, nghiên cứu này nhằm cung cấp giải pháp ổn định sinh kế cho nông dân nuôi heo. Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp điều tra phân tầng ngẫu nhiên 60 nông hộ có nuôi heo trong tháng 9/2019, kết hợp phân tích thống kê mô tả và hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy số nông hộ bị ảnh hưởng nhiều chiếm tỷ lệ 43,3%; số nông hộ ảnh hưởng ít chỉ chiếm 15% và số nông hộ không bị ảnh hưởng chiếm 41,7%. Đa số nông hộ nắm bắt thông tin về dịch tả heo châu Phi trễ,vào khoảng tháng 7 và tháng 8, chiếm tỷ lệ 88,9%. Giá heo hơi giảm từ 42 xuống 25 nghìn đồng/kg heo hơi. Tỷ lệ nhiễm bệnh dịch tả heo châu Phi chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố như số lao động tham gia vào quá trình chăn nuôi, hầm biogas và thời gian phát bệnh dịch tả heo châu Phi. Có 81,67% nông hộ chuyển đổi sinh kế, chủ yếu là nuôi gà an toàn sinh học và nuôi vịt siêu thịt. Đề tài đề xuất các giải pháp như khuyến khích nông dân chuyển đổi sinh kế theo khuyến cáo địa phương, hỗ trợ vốn vay, kỹ thuật và sự tham gia của người dân; Đối với hộ duy trì đàn heo thì thực hiện phòng chống theo hướng dẫn địa phương, cập nhật kịp thời thông tin dịch bệnh, hạn chế người vào khu vực chăn nuôi, không nên cho heo ăn thức ăn thừa của con người trong mùa dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh chuồng trại và hệ thống Biogas.

    Tài liệu tham khảo

    Arzt J., White W.R., Thomsen B.V. & Brown C.C. (2010). Agricultural diseases on the move early in the third millennium. Vet. Pathol. 47(1): 15-27.

    Báo Hậu Giang (2019). Chủ động phòng dịch tả heo Châu Phi. Truy cập từ: http://baohaugiang.com.vn/ nong-nghiep-nong-thon/chu-dong-phong- dich -ta-heo -chau-phi-80256.html, ngày 31/08/2020.

    Báo Hậu Giang (2020). Huyện Long Mỹ: Công bố hết dịch tả heo châu Phi. Truy cập từ: http://baohau giang.com.vn/nong-nghiep-nong-thon/huyen-long-my-cong-bo-het-dich-ta-heo-chau-phi-87638.html,ngày 31/08/2020.

    Bellini S., Rutili D. & Guberti V. (2016). Preventive measures aimed at minimizing the risk of African swine fever virus spread in pig farming systems. Acta. Vet. Scand. 58(1):82-91.

    Bộ NN&PTNT(2018). Công điện khẩn số 6741/CĐ-BNN-TY, ngày 30/08/2018 về chủ động ngăn chặn nguy cơ xăm nhiễm bệnh dịch tả heo Châu Phi vào Việt Nam.

    Food and Agriculture Organization of the United Nation (FAO) (2017). African swine fever: detection and diagnosis - a manual for veterinarians. FAO Animal Product Health Manual. 19: 1-92.

    Huỳnh Thị Đan Xuân & Mai Văn Nam (2011). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các hộ chăn nuôi gia cầm ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ. 17b: 87-96.

    Lê Thị Mai Hương & Trần Văn Hùng (2015). Ngành chăn nuôi trước thách thức Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Tạp chí UEF. 23(33): 13-18.

    Lê Thị Mến (2010). Kỹ thuật chăn nuôi heo. NXB Nông nghiệp thành phố HồChí Minh. 112tr.

    Martínez-López B., Pérez A.M., Feliziani F., Rolesu S., Mur L. & Sánchez-Vizcaíno J.M. (2015). Evaluation of the risk factors contributing to the African swine fever occurrence in Sardinia, Italy. Front. Microbiol. 6: 314-326.

    Mur L., Sánchez-Vizcaíno J.M., Fernández-Carrión E., Jurado C., Rolesu S., Feliziani F., Laddomada A. & Martínez-López B. (2017). Understanding African swine fever infection dynamics in Sardinia using a spatially explicit transmission model in domestic pig farms. Transbound. Emerg. Dis. 65(1): 123-134.

    Nguyễn Xuân Bả, Nguyễn Hữu Văn, Lê Đình Phùng, Lê Văn Phước, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Hữu Nguyên & Bùi Quang Tuấn (2008). Ảnh hưởng của một số yếu tố đến việc sử dụng phụ phẩm nông nghiệp cho gia súc nhai lại ở Quảng Ngãi. Tạp chí Khoa học chuyên san Nông -Sinh -Y. Đại học Huế. 46: 47-51.

    Penrith M.L., Thomson G.R. & Bastos A.D.S. (2004). African swine fever. In: Coetzer J.A.W., Tustin R.C. (Eds.). Infectious Diseases of Livestock, Oxford University Press. 2: 1087-1119.

    Wang T., Sun Y. & Qiu H.J. (2018). African swine fever: an unprecedented disaster and challenge to China. Infect. Dis. Poverty. 7(1): 111-123.