ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢNMẮC BỆNHDỊCH TẢ CHÂU PHI (AFRICAN SWINE FEVER) TẠI CÁC Ổ DỊCH ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 20-05-2020

Ngày duyệt đăng: 29-06-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Nga, B., Phan, L., Đào, B., Sơn, N., Nam, N., & Lan, N. (2024). ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢNMẮC BỆNHDỊCH TẢ CHÂU PHI (AFRICAN SWINE FEVER) TẠI CÁC Ổ DỊCH ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(7), 485–494. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/684

ĐẶC ĐIỂM BỆNH LÝ CỦA LỢNMẮC BỆNHDỊCH TẢ CHÂU PHI (AFRICAN SWINE FEVER) TẠI CÁC Ổ DỊCH ĐẦU TIÊN Ở VIỆT NAM

Bùi Thị Tố Nga (*) 1 , Lê Văn Phan 1 , Bùi Trần Anh Đào 1 , Nguyễn Vũ Sơn 1 , Nguyễn Hữu Nam 1 , Nguyễn Thị Lan 1

  • 1 Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    ASF, dịch tả lợn châu Phi, đặc điểm bệnh lý, lợn, triệu chứng lâm sàng

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được tiến hành trên 40 lợn mắc bệnh Dịch tả lợn châu Phi (African Swine Fever - ASF) tại các ổ dịch bùng phát tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình trong tháng 2/2019. Tất cả lợn trong nghiên cứu cho kết quả dương tính với virus ASF bằng phương pháp xét nghiệm PCR. Các phương pháp điều tra, mổ khám và làm tiêu bản vi thể đã được sử dụng để xác định triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể và vi thể chủ yếu của lợn mắc bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, lợn mắc bệnh có triệu chứng lâm sàng chủ yếu gồm sốt cao, bỏ ăn, nôn ói, xuất huyết thành nốt trên da, máu khó đông, chảy máu mũi và hậu môn; xuất huyết nặng ở các tổ chức khác nhau (hệ thống hạch lympho, tim, thận, dạ dày, ruột, túi mật, bóng đái...). Lách phì đại, hạch dạ dày - gan, hạch thận xuất huyết tím đen là các bệnh tích quan sát được trên hầu hết các ca bệnh. Bệnh tích vi thể đặc trưng bởi giảm lympho bào, teo các nang lympho ở hệ thống miễn dịch, sung huyết, xuất huyết và hoại tử ở các cơ quan nội tạng. Kết quả nghiên cứu cho thấy những ca bệnh này thuộc thể cấp tính và quá cấp tính, gây bởi chủng virus có độc lực cao.

    Tài liệu tham khảo

    Blome S., Gabriel C. &Beer M. (2013) Pathogenesis of African swine fever in domestic pigs and European wild boar. Virus Res. 173: 122-130.

    Bùi Trần Anh Đào & Nguyễn Hữu Nam (2009) Một số đặc điểm bệnh lý ở lợn mắc bệnh dịch tả.Tạp chí Khoa học và Phát triển. 7(2): 166-171.

    Dixon L.K., Escribano J.M., Martins C. (2005). Asfarviridae. In: Eighth Report of the International Committee on Taxonomyof Viruses, Elsevier Academic Press, London. pp. 135-143.

    Gomez-Villamandos J.C., Bautista M.J., Sánchez-Cordón P.J. (2013).Pathology of African swine fever: the role of monocyte-macrophage. Virus Res. 173:140-149.

    Gómez-Villamandos J.C., Hervás J., Méndez A., Carrasco L., Villeda C.J.Wilkinson P.J., Sierra M.A. (1995) Pathological changes in the renal interstitial capillaries of pigs inoculated with two different strains of African swine fever virus. J. Comp. Pathol. 112:283-98.

    Le V.P., Jeong D.G., Yoon S.W., Kwon H.M., Trinh T.B.N., Nguyen T.L., Bui T.T.N., Oh J., Kim J.B., Cheong K.M., Tuyen N. V., Bae E., Vu T.T.H., Yeom M., Na W. &Song D.(2019).Outbreak of African Swine Fever, Vietnam. Emerg Infect Dis.25:1433-1435.

    Montgomery E.R. (1921). On a form of swine fever occurring inBritish East Africa (Kenya Colony). Journalof Comparative Pathology and Therapeutics.34: 159-191.

    Nguyễn Vũ Sơn, Nguyễn Hữu Nam, Bùi Trần Anh Đào, Nguyễn Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Lan, Bùi Thị Tố Nga&Trần Minh Hải (2018).Bệnh dịch tả lợn châu Phi (African swine fever) -Tình hình dịch tễ, đặc điểm bệnh lý và chẩn đoán phân biệt. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. 25(7):87-97.

    Quembo C.J., Jori F., Vosloo W.(2018). Geneticcharacterizationof African swine fever virus isolates from soft ticks at the wildlife/domesticinterfacein Mozambique and identification of a novel genotype. Transbound and Emerg Dis. 65: 420-431.

    Robinson W.F., Robinson N.A.(2016).African swine fever in chapter 1: Cardiovascular system in Jubb, Kennedy & Palmer's Pathology of Domestic Animals.3(6):74-77.

    Salas J., Salas M.L., Viñuela E. (1999). African swine fever virus: A missing link between poxvirusesand iridoviruses? in Origin and evolution of viruses. Academic Press, London, England. pp. 467-480.

    Sánchez-Vizcaíno J.M. & Arias M. (2012). African swine fever. In: Diseasesof Swine, 10th Ed, John Wiley & Sons. Ames. pp. 396-404.

    Sánchez-VizcaínoJ.M., Martínez-LópezB., Martínez-AvilésM., MartinsC., BoinasF., VialL., Michaud V., Jori F., Etter E., Albina E., Roger F. (2009). African Swine Fever. Scientific report submitted to EFSA. pp1-141.

    Sánchez-Vizcaíno J.M., Mur L., Gomez-Villamandos J.C. & Carrasco L. (2015). An update on the epidemiology and pathology of African swine fever. J Comp Pathol. 152:9-21.

    Takamatsu H., Martins C., Escribano J.M., Alonso C., Dixon L.K., Salas M.L., Revilla Y. (2011). Asfarviridae A.M.Q. King, M.J. Adams, E.B. Carstens, E.J. Lefkowitz (Eds.). Virus Taxonomy. Ninth Report of the ICTV, Elsevier, Oxford. pp. 153-162.

    Tatoyan M.R., Ter-Pogossyan Z.R., Semerjyan A.B., Gevorgyan V.S., Karalyan N.Y., Sahakyan C.T., Mkrtchyan G.L., Gazaryanx H.K., Avagyan H.R. & Karalyan Z.A. (2019) Serum concentrations of vascular endothelial growth factor, stromal cell-derived factor, nitric oxide and endothelial DNA proliferation in development of microvascular pathology in acute African swine fever. J. Comp. Path. 167: 50-59.

    Villeda C.J., Williams S.M., Wilkinson P.J., Viñuela E.(1993). Consumption coagulopathy associated with shock in acute African swine fever. Arch. Virol. 133:467-475.