ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.) A. DC)

Ngày nhận bài: 25-02-2020

Ngày duyệt đăng: 26-05-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hoài, V., & Phíp, N. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.) A. DC). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(6), 401–407. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/679

ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU RAU ĐẮNG ĐẤT (Glinus oppositifolius (L.) A. DC)

Vũ Thị Hoài (*) 1 , Ninh Thị Phíp 2

  • 1 Công ty TNHH Đầu tư phát triển và dịch vụ Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Rau đắng đất (Glinus oppositifoliusL.), che sáng, năng suất, dược liệu

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm xác định mức che sáng phù hợp cho sinh trưởng, năng suất và chất lượng dược liệu của cây rau đắng đất. Thí nghiệm gồm 4 công thức với các mức che sáng khác nhau: (1) không che sáng (100% ánh sáng); (2) che 25% ánh sáng; (3) Che 50% ánh sáng; (4) che 75% ánh sáng trong điều kiện vụ Xuân và vụ Hè tại Gia Lâm, Hà Nội. Khi che sáng ở vụ Hè (cường độ ánh sáng mạnh), giảm 25% ánh sáng trực tiếp đã giúp cây sinh trưởng mạnh nhất, cho năng suất dược liệu cao nhất (đạt 2,52 tấn khô/ha), năng suất hoạt chất của cây rau đắng đất cao nhất, đạt 73,08 kg/ha saponin; 3,36 kg/ha vitamin C và 766,84 kg/ha chất chiết. Ngược lại, che sáng cho cây rau đắng đất vào vụ Xuân là không hiệu quả. Thời gian đầu sinh trưởng trong điều kiện cường độ ánh sáng thấp, che sáng đã làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển của cây. Trong điều kiện không che sáng ở vụ Xuân, cây sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Năng suất dược liệu đạt 2,76 tấn khô/ha, năng suất hoạt chất cao nhất (đạt 71,76 kg saponin/ha; 3,63 kg vitamin C/ha và 754,86 kg chất chiết/ha).

    Tài liệu tham khảo

    Võ Văn Chi (2003).Từ điển Thực vật thông dụng(Tập 1).Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. tr.375-377.

    Lê Duy & Nguyễn BáToàn (2014). Hiệu quả của cường độ ánh sáng và dung dịch dinh dưỡng lên sự sinh trưởng, năng suất của cây cải xà lách xoong (Nasturtium officinaleB. Br) thuỷ canh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần thơ. 4. 47 -51.

    Nguyễn Đặng Dung & Lê Như Bích (2006). Ảnh hưởng của các điều kiện che phủ khác nhau đến hàm lượng L-theanine, Caffeine và các Catechin trong láchè tươi thuộc hai giống chè Nhật (Yabukita và Sayamakaori) trồng tại vùng New South Wales (Úc), Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp. 4(5): 10.

    Phạm Văn Ngọt, Quách Văn Toàn Em & Nguyễn Thị Thu Ngân (2015). Nghiên cứu đặc điểm thích nghi của lámột số loài thực vật ở vùng đất cát thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Hội nghị Khoa học toàn quốc lần thứ sáu - Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật. tr. 1527-1533.

    Trần Trung Nghĩa, Phạm Thị Lý, Lê Hùng Tiến, Nguyễn Văn Kiên, Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Xuân Sơn & Hoàng Thị Sáu (2018).Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.) A. DC.).Tạp chí Khoa học công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương, 3(12).

    Võ Thị Thu Thủy & Đỗ Quyên (2015). Phân lập và nhận dạng spinasterol và oppositifolon từ phần trên mặt đất của cây rau đắng đất (Glinus oppositifolius (L.).DC.) thu hái ở Việt Nam. Tạp chí Dược học. 469: 66-69.

    Chakraborty T. & Santanu P. (2017). A Repository of Medicinal Potentiality. International Journal of Phytomedicine. 9(4): 543 -557.

    Lyr H., Polster H.& Fiedler H.J. (1982). Sinh lý cây gỗ (Tập I). Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Mohi U. (2019) Environmental Factors on Secondary Metabolism of Medicinal Plants. Acta Scientific Pharmaceutical Sciences. 3(8): 34-46.

    Wang K.R., Li N.N., Du Y.Y. & LiangY.R. (2013). Effect of sunlight shielding on leaf structure and amino acids concentration of light sensitive albino tea plant. African Journal of Biotechnology.12(36): 5535-5539.