ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ LƯỢNG HẠT GIỐNG GIEO THẲNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY DCG72 TẠI NGHỆ AN

Ngày nhận bài: 12-02-2020

Ngày duyệt đăng: 06-05-2020

DOI:

Lượt xem

2

Download

1

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hạnh, T., Cường, P., & Nhung, V. (2024). ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ LƯỢNG HẠT GIỐNG GIEO THẲNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY DCG72 TẠI NGHỆ AN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(4), 239–247. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/663

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN BÓN VÀ LƯỢNG HẠT GIỐNG GIEO THẲNG ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN, NĂNG SUẤT GIỐNG LÚA CỰC NGẮN NGÀY DCG72 TẠI NGHỆ AN

Tăng Thị Hạnh (*) 1 , Phạm Văn Cường 1, 2 , Võ Thị Nhung 3

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Trung tâm Nghiên cứu Cây trồng Việt Nam và Nhật Bản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An
  • Từ khóa

    Cực ngắn ngày, giống lúa DCG72, lượng giống gieo thẳng, năng suất, phân bón

    Tóm tắt


    Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí trong vụ Xuân và vụ Hè thu năm 2018 tại xã Đô Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An nhằm xác định lượng phân bón và lượng hạt giống gieo thẳng cho năng suất cao và phù hợp điều kiện canh tác giống lúa DCG72 tại tỉnh Nghệ An. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ô lớn-ô nhỏ (split-plot), 3 lần nhắc lại, bao gồm 4 mức phân bón là50kg N + 37kg P2O5+ 37kg K2O/ha, 70kg N + 53kg P2O5+ 53kg K2O/ha, 90kg N + 68kg P2O5+ 68kg K2O/ha và 110kg N + 83kg P2O5+ 83kg K2O/ha, và 3 lượng hạt giống gieo thẳng là 40, 60, 80kg hạt giống/ha. Kết quả đánh giá cho thấy lượng phân bón và lượng giống gieo thẳng khác nhau ảnh hưởng rõ rệt đến số nhánh/m2, chỉ số diện tích lá, số bông/m2và năng suất thực thu của giống lúa DCG72 nhưng không ảnh hưởng đến số hạt chắc trên bông và khối lượng 1000 hạt. Lượng phân bón cho giống lúa DCG72 tại Nghệ An vụ Xuân là 90kg N + 68kg P2O5+ 68kg K2O/ha, vụ Hè thu là 70kg N + 53kg P2O5+ 53kg K2O. Lượng hạt giống gieo thẳng là 60kg hạt giống/ha/vụ.

    Tài liệu tham khảo

    Akihama T., BeachellH.M., CharrolinR., KawanoK., MurataY., Nguyễn Xuân Hiển & Nguyễn Bích Nga (1976). Nghiên cứu vềlúa ở nước ngoài (Tập 3-Chọn giống lúa).Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tr.32-54.

    Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống lúa (QCVN -01-55:2011/BNNPTNT).

    Chu Văn Hách, Nguyễn Thị Hồng Nam, Hồ Trí Dũng & Lê Ngọc Điệp (2006). Phản ứng với phân đạm của các giống lúa cao sản triển vọng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5(2): 14-16.

    Đỗ Thị Hường, Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Văn Hoan & Phạm Văn Cường (2014). Tích lũy hydrat carbon không cấu trúc trong thân của dòng lúa ngắn ngày ở các mức đạm bón khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển.12(8): 1168-1176.

    IRRI (2013). Standard Evaluation System for Rice (SES). Internatinal Rice Research Institute (IRRI), November, 2013. pp. 1-45.

    GomezK.A. & GomezA.A. (1984). Statistical procedures for agricultural research (2ed.). John wiley and sons, NewYork.

    Lê Văn Khánh, Vũ Quang Sáng, Tăng Thị Hạnh & Đinh Mai Thuỳ Linh (2016). Khả năng quang hợp và tích luỹ chất khô của dòng lúa cực ngắn ngày DCG72 trên các mức đạm khác nhau. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 14(11): 1707-1715.

    Lê Xuân Ánh, Nguyễn Đình Thông, Nguyễn Công Vinh & Nguyễn Thị Thanh Tâm (2016). Nghiên cứu quản lý dinh dưỡng cho lúa vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Nông nghiệp vàPhát triển nông thôn. 2(1+2): 20-27.

    Mai Thành Phụng, Nguyễn Đức Thuận & Nguyễn Văn Thạc (2005). Bài học kinh nghiệm của bón phân cho lúa ngắn ngày. Báo cáo tại hội thảo bón phân theo SSNM. Thành phố HồChí Minh, ngày 17-18 tháng 2. tr.97-106.

    Makino A.(2011). Photosynthesis, grain yield and nitrogen utilization in rice and wheat. Plant physiology.155: 125-129.

    Nguyễn Hữu Hồng (2009). Nghiên cứu ảnh hưởng của một số tổ hợp phân bón NPK đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa Khang Dân 18 trong vụ Xuân 2008 tại Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái Nguyên.62(13): 160-164.

    Nguyễn Văn Hoan (2006). Cẩm nang cây lúa. Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. tr. 15-28.

    Nguyễn Văn Luật (2006). Giống và kỹ thật trồng lúa cực sớm Ao-OMCS. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. tr.16-28.

    Phạm Văn Cường, Tăng Thị Hạnh, Vũ Văn Liết, Nguyễn Thiện Huyên & Nguyễn Hữu Tề (2015). Giáo trình Cây lúa.Nhà xuất bản Đại học Nông nghiệp. tr.34-39.

    Tăng Thị Hạnh, Nguyễn Thị Hiền, Đoàn Công Điển, Đỗ Thị Hường, Vũ Hồng Quảng & Phạm Văn Cường (2014). Đặc tính quang hợp, chất khô tích luỹ và năng suất hạt của dòng lúa ngắn ngày DCG66 trên các mức đạm bón và mật độ cấy khác nhau. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 12(2): 146-158.

    Tăng Thị Hạnh, Phan Thị Hồng Nhung, Đỗ Thị Hường & Takuya Araki(2013). Hiệu suất sử dụng đạm và năng suất tích lũy của hai dòng lúa ngắn ngày mới chọn tạo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 14: 9-17.

    Trần Đăng Hoà, Trần Thị Hoàng Đông, Đoàn Anh Tuấn, Nguyễn Đình Thi & Lê Khắc Phúc (2015). Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống lúa kháng rầy lưng trắng ĐT34 và PC6 tại Thừa Thiên -Huế. Tạp chí Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 2(257): 10-17.

    Trần Văn Quang, Trần Mạnh Cường, Phùng Danh Huân, Lương Thế Anh & Nguyễn Thị Trân (2012). Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đối với giống lúa lai hai dòng TH3-5 tại vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 5(1): 51-56.

    Vergara B.S., TanakaA., LilisS. & PuranabhavungR (1966). Relationship between growth duration and grain yield of rice plants. Soil Science and Plant Nutrition. 12(1): 31-39.

    Yoshida S. (1981). Fundamentals of rice crop science. Intl. Rice Res. Inst. (Los Banos). pp.195-251.