KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG TRỌT, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ XÃ THÀ KHẸT, TỈNH KHĂM MUỘN, NƯỚC CHDCND LÀO

Ngày nhận bài: 26-03-2020

Ngày duyệt đăng: 23-04-2020

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Huyền, N., & Dũng, N. (2024). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG TRỌT, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ XÃ THÀ KHẸT, TỈNH KHĂM MUỘN, NƯỚC CHDCND LÀO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 18(2), 88–93. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/647

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA ĐẤT TRỒNG TRỌT, ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ XÃ THÀ KHẸT, TỈNH KHĂM MUỘN, NƯỚC CHDCND LÀO

Nguyễn Tiến Huyền (*) 1 , Nguyễn Văn Dũng 1

  • 1 Khoa Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ
  • Từ khóa

    Thà Khẹt- Khăm Muộn, phân tích đất, cải tạo đất, sử dụngđất

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tính chất và dinh dưỡng đất tại tỉnh Khăm Muộn(CHDCND Lào)làm cơ sở để đưa ra các biện pháp cải tạo và đề xuất hướng sử dụng đất vào mục đích trồng trọt. Các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu này là biện pháp chọn địa điểm, phân tích chất lượng đất. Kết quả thu được cho thấy đất có thành phần cơ giới nhẹ, đất rất chua, không bị nhiễm mặn, hàm lượng chất hữu cơ tương đối cao(OM: 2,6%), hàm lượng N tổng số cao (N: 0,4%), lân tổng số cao (P: 0,1%),lân dễ tiêuPDT(5,9mg/100g đất) trung bình khá cao, lượng lưu huỳnh tổng số và lưu huỳnh dễ tiêu ở mức cao.Tuy nhiên,hàm lượng kali tổng số, kali dễ tiêu, canxi và magie trao đổi, vi lượng thấp, vi sinh vật trong đất kém phát triển, mật số tuyến trùng cao. Để nâng cao chất lượng đất cần bón vôi cải tạo pH đất, tăng cường sử dụng phân hữu cơ và che phủ đất hạn chế xói mòn. Dựa trên kết quả phân tích, chúng tôi tạm thời đề xuất nên trồng cỏ và cây làm thức ăn chăn nuôi hoặc các loại cây rau màu, cây lấy củ, một số loại cây ăn trái: xoài, thanh long, dứa…trên loại đất này.

    Tài liệu tham khảo

    AOAC (2000). Official methods of analysis of AOAC. International 17th edition; Gaithersburg, MD, USA. Association ofAnalytical Communities.

    Bộ Khoa học Công nghệvà Môi trường (2000).TCVN 6650:2000 (ISO 11265:1994) về chất lượng đất - Xác định độ dẫn điện riêng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

    Bộ Khoa học Công nghệvà Môi trường (2000). TCVN 6646:2000 (ISO 11260:1994) về chất lượng đất - xác định khả năng trao đổi cation thực tế và độ bão hoà bazơ bằng cách sử dụng dung dịch bari clorua do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

    Bộ Khoa học Công nghệvà Môi trường (2000). TCVN 6645:2000 (ISO 13878:1998) về chất lượng đất - Xác định hàm lượng nitơ tổng số bằng đốt khô (“phân tích nguyên tố”) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

    Động vật chí (2000). Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.

    Lê Văn Căn (1978). Giáo trình nông hóa. Nhà xuất bản Khoa học, Hà Nội.

    Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp & Cái Văn Tranh (2001). Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bản Giáo dục.

    Nguyễn Hoàng Linh (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động chuyên canh hoa đến môi truờng đất vùng ven đô Hà Nội. Luận án tiến sĩ khoa học môi trường. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

    Tiêu chuẩn Việt Nam (1985). TCVN 4053-85. Đất trồng trọt. Phương pháp xác định tổng số kali.

    Tiêu chuẩn Việt Nam (1990). TCVN 5254:1990 Đất trồng trọt - Phương pháp xác định hàm lượng kali dễ tiêu.

    Tiêu chuẩn Việt Nam (1995). CVN 5979:1995 Chất lượng đất - Xác định pH.

    Tiêu chuẩn Việt Nam (1996). TCVN 6167: 1996. Phân bón vi sinh vật phân giải hợp chất photpho khó tan.

    Tiêu chuẩn Việt Nam (1996). TCVN 6166:1996. Phân bón vi sinh vật cố định nitơ.

    Tiêu chuẩn Việt Nam (1996). TCVN 6168:1996 Phân bón vi sinh vật giải xenluloza.

    Viện nông hóa thổ nhưỡng (1998). Sổ tay phân tích đất-nước-phân bón-cây trồng. Nhà xuất bảnNông nghiệp, Hà Nội.