TẦN SỐ KIỂU GEN VÀ TẦN SỐ ALEN GEN ESTROGEN RECEPTOR (ESR), PROLACTIN RECEPTOR (PRLR) Ở HAI QUẦN THỂ LỢN LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNGHẠT NHÂN DABACO

Ngày nhận bài: 02-05-2019

Ngày duyệt đăng: 30-09-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Thành, N., Mạnh, T., Hùng, N., Trang, L., Hảo, P., & Tôn, V. (2024). TẦN SỐ KIỂU GEN VÀ TẦN SỐ ALEN GEN ESTROGEN RECEPTOR (ESR), PROLACTIN RECEPTOR (PRLR) Ở HAI QUẦN THỂ LỢN LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNGHẠT NHÂN DABACO. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(5), 379–385. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/561

TẦN SỐ KIỂU GEN VÀ TẦN SỐ ALEN GEN ESTROGEN RECEPTOR (ESR), PROLACTIN RECEPTOR (PRLR) Ở HAI QUẦN THỂ LỢN LANDRACE VÀ YORKSHIRE TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNGHẠT NHÂN DABACO

Nguyễn Chí Thành (*) 1 , Trần Xuân Mạnh 2 , Nguyễn Văn Hùng 2 , Lưu Thị Trang 2 , Phan Xuân Hảo 1 , Vũ Đình Tôn 1

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Công ty TNHHLợn giống hạt nhân DABACO
  • Từ khóa

    Gen estrogen receptor, genprolactin receptor, Landrace, Yorkshire

    Tóm tắt


    Kích thước ổ đẻ là một tính trạng kinh tế quan trọng, nhưng có hệ số di truyền thấp (khoảng 0,1), mặt khác tính trạng này chỉ biểu hiện ở con cái khi con vật đã trưởng thành, vì vậy chọn lọc dựa vào kiểu hình sẽ kém hiệu quả. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra một số gen được coi là gen chính kiểm soát tính trạng kích thước ổ đẻ ở lợn, hai trong các gen đó là Estrogen receptor (ESR) và Prolactin receptor (PRLR). Ở gen ESR với 2 alen A và B,các công bố cho thấy vai trò tích cực của alen B; mặt khácở gen PRLR với 2 allen A và B,các công bố cho thấy vai trò tích cực của allen A. Việt Nam đã nhập các giống lợn Landrace và Yorkshire từ nước ngoài. Nghiên cứu này tìm ra cấu trúc di truyền gen ESR và PRLR trong 2 quần thể lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại Công ty TNHH Lợn giống hạt nhânDABACO. Từ đó làm cơ sở đánh giá mối liên hệ của gen ESR và PRLR tới năng suất sinh sản của hai giống lợn này. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 3 kiểu gen AA, AB và BB của 2 gen ESR và PRLR đều xuất hiện trong 2 quần thể lợn. Tuy nhiên đối với gen ESR, tỷ lệ của alen B trong quần thể Landrace (0,184) kháthấp còn ở quần thể Yorkshire (0,655) cao. Đặc biệt tỷ lệ thể đồng hợp BB chỉ là0,041 ở Landrace, trong khi ở Yorkshire là 0,413. Đối với gen PRLR thì cả tần số gen và tần số kiểu gen khá cân bằng giữa 2 alen A và B trên cả 2 giống. Tần số gen của alen A ở Landrace là 0,483; ở Yorkshire là 0,516 và tần số gen của alen B ở Landrace là 0,517; ở Yorkshire là 0,484.

    Tài liệu tham khảo

    BalatskyV.N, Saenko A.M. &GrishinaL.P.(2012) Polymorphism of the estrogen receptor 1 locus in populations of pigs of different genotypes and its association with reproductive traits of large white sows. Cytology and Genetics.46(4):233-237.

    Birgitte T.T.M van Rens&Tettevan der Lende(2001) Litter size and piglet traits of gilts with different prolactin receptor genotypes. Theriogenology. 57:883-893.

    Drogemuller C., Hamann H. &Distl O.(2001) Candidate gene markers for litter size in different German pig lines. Journal of Animal Science.79:2565-2570.

    Hau N.V. (2008). Onfarm performance of Vietnamese pig breeds and its relation to candidate genes. PhD Thesis, Institute of Animal Production in the Tropics and Subtropics, University of Hohenheim, Stuttgart, Germany. Cuvillier Verlag, Göttingen, Germany.

    Heley et C.S., Avalos E. &Smith C. (1988). Selection for litter size in the Pig. Animal Breeding Abstracts.56: 317-332.

    Hunyadi-Bagi Ágnes, Balogh P., Nagy K., Kusza S. (2016) Association and polymorphism study of seven candidate genes with reproductive traits in three pig breeds in Hungary.Acta Biochim Pol. 63(2):359-64. doi: 10.18388/abp.2015_1188. Epub 2016 Apr 26.

    KmiécM., Dvorak J.&Vrtková I. (2002) Study on a relation between estrogen receptor (ESR) gene polymorphism and some pig reproduction performance characters in Polish Landrace breed. Czech J. Anim. Sci.47(5): 189-193.

    Lemus-Flores C.,Mejia-MartinezK.,Rodriguez-CarpenaJ.G.,Barreras-Serrano A., Herrera-Haro J.G.& Alonso-Morales R. (2009).Genetic Diversity and Variation of ESR, RBP4 and FUT1 Genes in Mexican Creole and Yorkshire Pig Populations. Journal of Biological Sciences. 9(8):878-883.

    MazuroskiArtur, Milczewska Agata, Mroczkowski Sławomir (2013). Influence of the prolactin gene polymorphism on selected reproduction traits in sows of Polish Large white breed. Journal of Central European Agriculture.14(2):1-10.

    Mencik Sven, Vukovic Vlado, Modric Mario, Špehar Marija, Ostovic Mario, Susic Velimir, Štokovic Igor, Samardžija,Marko, Ekert Kabalin Anamaria. (2015). PRLR-AluI gene polymorphism and litter size traits in highly prolific line of topigs 20sows. Acta Veterinaria-Beograd.65(4): 463-476.

    Renato S.A. Vega, Ronne Matthews C. Castillo, Nyka Noelle B. Barrientos, Mariedel M. Llanes-Autriz, Byung-Wook Cho, Celia B. de la Viña &Neilyn O. Villa (2018). Leptin (T3469C) and Estrogen Receptor (T1665G) Gene Polymorphisms and Their Associations to Backfat Thickness and Reproductive Traits of Large White Pigs (Sus scrofaL.). Philippine Journal of Science. 147(2): 293-300.

    Rothschild M.F., Larson R.G., Jacobson C. &Pearson P.(1991). Pvu II polymorphisms at the porcine oestrogen receptor locus (ESR). Animal genetics.22: 448.

    Rothschild M.F., Jacobson C., Vaske D.A., Tuggle C.K., Short T.H., Sasaki S., Eckardt G.R. & McLaren D.G. (1994). A major gene for litter size in pigs. Proc. 5th World Congr. Genet. Appl. Livest. Prod. 21:225 - 228.

    ShortT.H., EckardtG.R., Sasaki S., Rose M., Vincent A., McLaren D.G., MilehamA.&PlastowG.S. (1995). Marker as- sisted selection for litter size in pigs. J. Anim. Sci. 73(Suppl. 1):109 (Abstr.).

    Short T.H., Southwood O.I., McLarenD.G., DeVries A., Van der Steen H., Evans G.J., MilehamA.J. & PlastowG. S.. (1997a). Evidence of a new genetic marker for litter size in pigs.J. Anim. Sci. 75(Suppl. 1):29 (Abstr.).

    Short T.H., Rothschild Max F., Southwood O.I, McLaren D.G, Vries A. de, H. van der Steen, Eckardt G.R., Christopher K. Tuggle, Helm J., Vaske D.A., Mileham A.J. & Plastow G.S. (1997b) Effect of the Estrogen Receptor Locus on Reproduction and Production Traits in Four Commercial Pig Lines1. J.Animal Sci. 75: 3138-3142

    Terman A, Polasik D., Korpal A., Wozniak . K., Prüffer K., Żak G. & Lamber B.D. (2017) Association between prolactin receptor (PRLR) gene polymorphism and reproduction performance traits of Polish swine. Can. J. Anim. Sci. 97: 169-171.

    Terman A. (2005). Effect of the polymorphism of prolactin receptor (PRLR) and leptin (LEP) genes on litter size in Polish pigs. Journal ofAnimal Breeding and Genetics. pp.400-404

    Thúy Lê Thị, Phạm Doãn Lân, Nguyễn Văn Hậu, Trần Thu Thủy, Lưu Quang Minh, Nguyễn Đăng Vang. (2002). Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật di truyền phân tử để xác định gen liên quan đến tính trạng sinh sản của lợn nuôi tại việt nam. Tạp chí Chăn nuôi. 50(8): 7-9.

    Vincent A.L., Tuggle C.K., RothschildMax F., Evans G., Short T. H., Southwood O.I.&Plastow G.S. (1998).Prolactin receptor gene is associated with increased litter size in pigs. Swine Research Report.11: 8-15.

    Ziólkowska Agata, Bogdzínska Maria, Biegniewski Jan (2010). Polymorphism of prolactin receptor gene (PRLR) in the Polish Landrace and Polish Large white swine population and reproductive traits. Journal of Central European Agriculture.11(4):443-448.