LƯỢNG DINH DƯỠNG N, P, K CÂY LÚA HẤP THU TRÊN ĐẤT PHÈN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ngày nhận bài: 12-09-2018

Ngày duyệt đăng: 27-05-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hưng, N., Dang, L., & Phương, L. (2024). LƯỢNG DINH DƯỠNG N, P, K CÂY LÚA HẤP THU TRÊN ĐẤT PHÈN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(3), 187–195. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/554

LƯỢNG DINH DƯỠNG N, P, K CÂY LÚA HẤP THU TRÊN ĐẤT PHÈN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ngô Ngọc Hưng (*) 1 , Lê Văn Dang 1 , Lâm Ngọc Phương 1

  • 1 Khoa Nông nghiệp, Trường đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Năng suất lúa, hàm lượng NPK, NPK hấp thu, đất phèn, đồng bằng sông Cửu Long

    Tóm tắt


    Mục tiêu nghiên cứu nhằm: (i) xác định hàm lượng N, P, K có trong các bộ phận của cây lúa; (ii) nhu cầu N, P, K cần để sản xuất lúa ở vụ Đông Xuân và Hè Thu trên đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL). Mô hình trình diễn 1.000m2được thực hiện trên đất phèn trong vụ Hè Thu 2015 và Đông Xuân 2015-2016 ở 5 địa điểm khác nhau ở ĐBSCL, bao gồm Phụng Hiệp-tỉnh Hậu Giang, Hòn Đất - tỉnh Kiên Giang, Hồng Dân - tỉnh Bạc Liêu, Long Mỹ - tỉnh Hậu Giang, Tháp Mười - tỉnh Đồng Tháp. Ở mỗi địa điểm, 03 ruộng của nông dân có cùng loại đất được chọn để thực hiện thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấyhàm lượng N, P và K trung bình của hạt lúa là1,08% N, 0,44% P2O5, 0,33% K2Ovà trong rơm là 0,62% N, 0,27% P2O5, 1,67% K2O.Lượng dưỡng chất N, P, K có trong 1 tấn hạt lúa là 10,8 kg N - 4,4 kg P2O5 -3,3 kg K2O. Để sản xuất ra 1 tấn hạt, trung bình cây lúa sẽ tiêu thụ 17 kg N - 7 kg P2O5và 20 kg K2O. Trong trường hợp rơm được trả lại đất sau khi thu hoạch,với năng suất lúa ở vụ Hè Thu là 5,0 tấn/ha thì tổng lượng N, P, K lấy đi là 54 kg N - 22 kg P2O5- 16,5 kg K2O. Với năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt 7 tấn/ha thì lượng NPK lấy đi là 75,6 kg N - 30,8 kg P2O5- 23,1 kg K2O.

    Tài liệu tham khảo

    Cassman K.G., Peng S. & Dobermann A. (1997). Nutritional physiology of rice plant and productivity decline of irrigated rice systems in the tropics. Soil Science Plant Nutrient. 43: 1111-1116.

    Dobermann A. & Fairhurst T.H. (2002). Rice straw management. Better Crops International. 16(Special supplement (1)) : 7-11.

    Dobermann A., Cassman K.G. & Cruz P.C. (1996). Fertilizer inputs, nutrient balance and soil nutrient suppling power in intensive, irrigated rice systems. Agroecosyst. 46: 111-125.

    Fairhurst T.H., Witt C.,Buresh R.J.&Dobermann A. (2007). Rice: A practical Guide to Nutrient Management (2ndedition). International Rice Research Institute, International Plant Nutrition Institute and International Potash Institute.

    Horneck D.A., Sullivan D.M., Owen J.S. & Hart J.M. (2011). Soil Test Interpretation Guide. EC 1478. Corvallis, OR: Oregon State University Extension Service. pp: 1-12.

    Islam S.M.M., Khatun A., Rahman F., Hossain A.T.M.S., Naher U.A. & Saleque M.A. (2015). Rice Response to Nitrogen in Tidal Flooded Non-saline Soil. Bangladesh Rice Journal. 19(2): 62-67.

    Mohamad O., Suhaimi O. & M.Z. Abdullah., (1994). The relationships between harvest index, grain yield and biomass in rice. MARDIRes. J. 22(1): 29-34.

    Nguyễn Quốc Khương và Ngô Ngọc Hưng (2017). Hấp thu dinh dưỡng khoáng và năng suất lúa Hè Thu trên đất phèn tại đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 15(8): 1043-1052.

    Phạm Sỹ Tân (2001). Nghiên cứu phân vùng địa lý sinh thái hiệu lực phân bón Việt Nam. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước KHCN-08-08, năm 2001.

    Phạm Sỹ Tân (2005). Kết quả nghiên cứu nâng cao hiệu quả phân bón cho lúa cao sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bộ sách “Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới”. 3: 315-327. Nhà xuất bảnChính trị Quốc gia, Hà Nội.

    Phạm Sỹ Tân &Chu Văn Hách (2012). Bón phân cho lúa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. http://iasvn.org/upload/files/4T1PQZ7R9L7.%20PSTvaCVH-ok.pdf.

    Rodriguez D.G.P. (2016). An Assessment of the Site-Specific Nutrient Management (SSNM) for irrigated rice in Asia. Selected Paper prepared for presentation at the 2016 Agricultural &Applied Economics Association Annual Meeting, Boston, Massachusetts, July 31-August 2.

    Walsh L.M. & J.D. Beaton. (1973). Soil testing and plant analysis. Soil Sci. Am., Madison. WI, USA.