Ngày nhận bài: 02-05-2019
Ngày duyệt đăng: 30-05-2019
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU MẶN Ở ĐẦU GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG SINH DƯỠNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI SỌ(Colocasiaesculenta(L.) Schott var. antiquorum)
Từ khóa
Chịu mặn, khoai sọ, khối lượng chất khô, sinh trưởng phát triển
Tóm tắt
Thí nghiệm trồng chậu được tiến hành nhằm đánh giá sinh trưởng và khả năng chịu mặn của một số giống khoai sọ trồng trong điều kiện xử lý mặn nhân tạo bằng NaCl tại Gia Lâm,Hà Nội. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của 4 mức mặn (0%, 0,15%, 0,3% và 0,45% NaCl) đến sinh trưởng của 5 giống khoai sọ (Tím Tủa Chùa, Trắng Pù Nhung, Tím Mộc Châu, Trắng Thuận Châu và KS4) ở đầu giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng. Mặn được xử lý khi cây có 4 lá và kéo dài trong thời gian 8 tuần. Kết quả thí nghiệm cho thấy sinh trưởng của các giống bị ảnh hưởng khác nhau bởi các điều kiện mặn. Giống Tím Mộc Châu có khả năng chịu mặn tốt nhất, sinh trưởng của cây vẫn tăng khi bị nhiễm mặn nhẹ ở mức 0,15% và vẫn duy trì được khối lượng chất khô cao khi bị nhiễm mặn 0,45% NaCl trong 8 tuần. Khả năng chịu mặn thấp hơn là giống Trắng Pù Nhung, Trắng Thuận Châuvà Tím Tủa Chùa. Giống KS4 chịu mặn kém nhất, sinh trưởng của cây giảm mạnh khi bị xử lý mặn ở mức 0,3% trong 4 tuần. Ở cả điều kiện mặn và không mặn, khối lượng chất khô tích lũy thân lá không có mối tương quan với khối lượng tích lũy chất khô rễ củ ở cùng thời điểm, nhưng có tương quan với các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao bẹ lá, chiều dài phiến lá, chiều rộng phiến lá và đường kính tán lá.
Tài liệu tham khảo
Eckstein D., Künzel V. & Schäfer L. (2017). Global climate risk index 2018. Germanwatch, Bonn.
Hill S., Abaidoo R. & Miyasaka S. (1998). Sodium chloride concentration affects early growth and nutrient accumulation in taro. HortScience. 33(7):1153-1156.
Hong S. & Yin M. (2013). Photosynthetic and physiological responses of red bud taro Transplantating Seedlings under Salt Stress. Acta Botanica Boreali-Occidentalia Sinica. 12:021.
Howeler R.H. (2002). Cassava mineral nutrition and fertilization. Cassava: biology, production and utilization.CABI Publishing, Wallingford. pp.115-147.
IPGRI(1999). Descriptors for Taro (Colocasia esculenta). International Plant Genetic Resources Institute. Rome, Italy
Lebot V. (2009). Tropical root and tuber crops: cassava, sweet potato, yams and aroids (Vol. 17). Cabi.
Maas, E. V. (1993). Testing crops for salinity tolerance. In Proc. Workshop on Adaptation of Plants to Soil Stresses. 234:247.
Miyasaka S.C., Hamasaki R.T., de la Pena R.S. (2002). Nutrient deficiences and excesses in taro. Honolulu(HI): University of Hawaii. 14p. (Soil and Crop Management,SCM-4).
Munns R. & Tester M. (2008). Mechanisms of salinity tolerance. Annu. Rev. Plant Biol. 59:651-681.
Nguyễn Đình Vượng (2013).Nghiên cứu đề xuất quy trình rửa mặn phục hồi vùng đất bị nhiễm mặn do nuôi trồng thủy sản thuộc 2 tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Đề tài KHCN cấp Bộ - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (2009 - 2012).
Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Văn Viết (2004). Tài nguyên di truyền khoai môn-sọ ở Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội.
Onwueme I. (1999). Taro cultivation in Asia and the Pacific. Rap Publication.16:1-9.
R Development Core Team. (2019). R: A language and environment for statistical computing. R Foundation for Statistical Computing, Vienna, Austria. ISBN 3-900051-07-0, URL http://www.R-project.org.
Tăng Thị Hạnh, Phạm Văn Cường, Dương Thị Thu Hằng, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trịnh Thị Phương Loan, Nguyễn Việt Long, Đinh Thế Lộc, Nguyễn Văn Lộc, Phan Thị Hồng Nhung, Vũ Nguyên Quyền (2019). Giáo trình Cây lấy củ. Nhà xuất bản Học viện Nông nghiệp. tr. 138-178.
Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2013). Tác động của biến đổi khí hậu đến tăng trưởng và phát triển ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển.193: 15-22.
Trần Thị Hương Giang, Nguyễn Thị Vòng (2013). Thực trạng và định hướng sử dụng đất tỉnh Nam Định trong điều kiện biến đổi khí hậu. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 11: 672-680.
Zhang X., Lu G., Long W., Zou X., Li F. & Nishio T. (2014). Recent progress in drought and salt tolerance studies in Brassicacrops. Breeding Science. 64(1):60-73.