PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ MẪU PHÂN LẬPVI KHUẨN Xanthomonas oryzae pv. oryzicola GÂY BỆNH ĐỐM SỌC LÚA Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 21-03-2019

Ngày duyệt đăng: 25-05-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ

Cách trích dẫn:

Trung, N., & Diên, N. (2024). PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ MẪU PHÂN LẬPVI KHUẨN Xanthomonas oryzae pv. oryzicola GÂY BỆNH ĐỐM SỌC LÚA Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(3), 237–243. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/549

PHÂN LẬP VÀ KHẢO SÁT ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA MỘT SỐ MẪU PHÂN LẬPVI KHUẨN Xanthomonas oryzae pv. oryzicola GÂY BỆNH ĐỐM SỌC LÚA Ở MỘT SỐ TỈNH MIỀN BẮC VIỆT NAM

Nguyễn Quốc Trung (*) 1 , Nguyễn Thị Diên 2

  • 1 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bệnh đốm sọc, Xanthomonas oryzae pv.oryzicola, multiplex PCR, đa dạng di truyền

    Tóm tắt


    Bệnh đốm sọc vi khuẩn ở lúa gây ra bởi vi khuẩn Xanthomonas oryzaepv. oryzicola (Xoc) là một trong những bệnh gây hại nguy hiểm ngày càng gây thiệt hại lớn đến năng xuất. Gần đây, tình trạng nhiễm bệnh xảy ra trên diện rộng ở Việt Nam,đặc biệt trong vụ mùa. Mục tiêu của nghiên cứu là bước đầu thu thập và đánh giá đa dạng di truyền vi khuẩn Xocđang tồn tại ở miền Bắc Việt Nam. Mẫu lá bệnh được thu tại 5 tỉnh: Lào Cai, Thái Nguyên, Hà Nội, Thái Bình và Nam Định trong vụ mùa 2014 và được phân lập ra 23 chủng phân lập (isolate) bằng môi trường chọn lọc Wakimoto; kiểm tra bằng phương pháp multiplex PCR và lây nhiễm nhân tạo khẳng định 23 isolates đều là Xoc và thể hiện rõ độc tính gây bệnh đốm sọc. Kết quả phân tích đa dạng di truyền bằng phương pháp Repetive PCR và Inserted sequenced PCR sử dụng 3 chỉ thị ERIC2F, BOXA1RF và J3F đã xây dựng được sơ đồ hình cây về mức tương đồng di truyền. Ở mức tương đồng 0,72 các isolate được chia thành 4 nhóm phân bố đặc trưng theo địa điểm lấy mẫu. Kết quả bước đầu phân lập thành công vi khuẩn Xocở miền Bắc Việt Nam và việc phân tích đa dạng các nhóm Xoccung cấp thông tin hữu ích về quần thể dịch hại định hướng cho công tác chọn tạo giống kháng bệnh và bảo vệ thực vật.

    Tài liệu tham khảo

    Adhikari T.B., Mew T.W. &Leach J.E. (1999). Genotypic and pathotypic diversity in Xanthomonas oryzaepv. oryzae in Nepal. Phytopathology.89:687-694.

    Cục Bảo vệ thực vật, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014). Báo cáo tổng kết vụ Hè thu 2014.

    Lang J.M., Hamilton J.P., Diaz M.G.Q., Sluys V., Burgos M.A., VeraCruz M.R.G.,Buell C.M., Tisserat C.R. &Leach N.A. (2010). Genomics-based diagnostic marker de-velopment for Xanthomonas oryzae pv. oryzaeand X. oryzae pv. oryzicola. Plant Disease. 94:311-319.

    Reimers P.J. & Leach J.E.(1991). Race-specific resistance to Xanthomonasoryzaepv. oryzaeconferred by bacterial blight resistance gene Xa-10 in rice (Oryza sativa) involves accumulation of a lignin-like substance in host tissues. Journal of Physiological and Molecular Plant Pathology. 38: 39-55.

    Soto-Suárez M., González C., Piégu B., Tohme J. &Verdier V. (2010). Genomic comparison between Xanthomonas oryzaepv.oryzae and Xanthomonas oryzaepv. oryzicolausing suppressionsubtractive hybridization. Federation of European Microbiological Societies.308: 16-23.

    Vera Cruz C.M., Ardales E.Y., Skinner D.Z., Talag J., Nel-son R.J., Louws F.J., Leung H., Mew T.W. &Leach J.E. (1996). Measurement of haplotype variation in Xanthomonas oryzaepv. oryzae within a single field by rep-PCR and RFLP analyses. Phytopathology.86: 1352-1359.

    Vũ Huy Minh, Nguyễn Quốc Huỳnh, Nguyễn Ngọc Hòa &Nguyễn Quốc Trung(2014). Ứng dụng kỹ thuật multiplex PCR trong phân lập vi khuẩn Xanthomonas oryzaepv. oryzaevà Xanthomonas oryzaepv. oryzicola. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học công nghệ tuổi trẻ các trường đại học và cao đẳng khối Nông-Lâm-Ngư-Thủy Lợi toàn quốc lần thứ6.tr. 704-712.

    Wakimoto S. (1955). Studies on mutilpulication of OP1 phage (Xanthomonas oryzaebacteriophage) 1. One-step growth experiment under various condition. Science bulletin of the Faculty of Agriculture, Kyushu University.15:151-160.

    Wonni I., Cottyn B., DetemmermanL., Dao S., Ouedraogo L., Sarra S., Tekete C., Poussier S., Corral R., Triplett L., Koita O., Koebnik R., Leach J., SzurekB., Maes M.&Verdier V. (2014). Analysis of Xanthomonas oryzaepv. oryzicolapopulation in Mali and Burkina Faso reveals a high level of genetic and pathogenic diversity. Phytopathology.104:520-531.