KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG BỐ MẸ LÚA LAI BA DÒNG

Ngày nhận bài: 18-02-2019

Ngày duyệt đăng: 02-04-2019

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Quảng, N., Anh, N., & Quang, T. (2024). KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG BỐ MẸ LÚA LAI BA DÒNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 17(1), 1–10. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/534

KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP CỦA MỘT SỐ DÒNG BỐ MẸ LÚA LAI BA DÒNG

Nguyễn Xuân Quảng (*) 1 , Nguyễn Tuấn Anh 2 , Trần Văn Quang 3, 2

  • 1 Công ty Sygenta Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dòng bố mẹ, lúa lai ba dòng, khả năng kết hợp

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm đánh giá đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của các dòng bố mẹ lúa lai ba dòng mới tại tỉnh Nam Định thông qua thí nghiệm khảo sát dòng bố mẹ và so sánh con lai F1. Kết quả cho thấy, các dòng bố mẹ lúa lai ba dòng có thời gian sinh trưởng ngắn,khoảng73-84 ngày đối với dòng mẹ, 103-114 ngày đối với dòng bố, số lá trên thân chính từ 14,0đến 15,5 lá. Hai dòngmẹ S201A, S202A và 4 dòng bố R1, R2, R3, R4 có nhiều đặc điểm nông sinh học tốt, phù hợp làm dòng bố, mẹ của lúa lai ba dòng. Dòng mẹ S202A và dòng bố R4 có khả năng kháng tốt với bệnh bạc lá. Con lai F1 của các dòng bố mẹ đều có thời gian sinh trưởng ngắn, 8 tổ hợp lai có năng suất tương đương với giống đối chứng Nhị ưu 838, đặc biệt tổ hợp lai S202A/R4 có năng suất cao hơn hẳn đối chứng, kháng cao với bệnh bạc lá. Dòng mẹ S201A và S202A có khả năng kết hợp chung cao nhất về năng suất thực thu. Dòng bố R1, R2 có khả năng kết hợp chung cao về khối lượng 1.000 hạt và năng suất thực thu. Hai tổ hợp lai S203A/R2 và S204A/R4 có khả năng kết hợp riêng cao về năng suất thực thu.

    Tài liệu tham khảo

    Cục Trồng trọt (2018). Báo cáo sơ kết sản xuất vụ hè thu, vụ mùa 2017, triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông xuân 2018-2019 tại các tỉnh phía Bắc. Hội nghị tổ chức ngày6/11/2018 tại Nam Định.

    Gomez, Kwanchai A. and Arturo A. Gomez (1984). Statistical procedures for agricultural research, 2ndEdition. John Wiley & Sons, Inc.

    IRRI (2002). Standard evaluation system for rice. P.O. Box 933. 1099, Manila Philippines.

    IRRI (2013). Standard evaluation system for Rice. P.O. Box 933. 1099, Manila Philippines (5thEdition June 2013).

    Hari Prasad A.S., SenguttuvelP., RevathiP., KemparajuK.B., SruthiK., SundaramR.M., SeshuMadhavM., PrasadM.S. & LahaG.S. (2018). Breeding strategies for hybrid rice parental line improvement. Oryza, 55(Special Issue): 38-41.

    Ngô Hữu Tình &Nguyễn Đình Hiền (1996). Các phương pháp lai thử và phân tích khả năng kết hợp trong các thí nghiệm về ưu thế lai. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

    Nguyễn Như Hải và Nguyễn Văn Hoan (2005). Đánh giá các tổ hợp lúa lai hai dòng mới chọn tạo. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3(4):262-265.

    Nguyễn Thị Thu, Vũ Hồng Quảng, Nguyễn Thị Lệ, Nguyễn Thị Huế, Nguyễn Văn Hoan (2014). Đặc điểm nông học và khả năng kết hợp của một số dòng lúa mới chọn tạo. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 12(8): 1177-1184.

    Raafat El-Namaky (2018). The Genetic Variability of Floral and Agronomic Characteristics of Newly-Bred Cytoplasmic Male Sterile Rice. Agriculture.8(68).doi:10.3390/agriculture8050068.

    Ramesh Chethri, Chennamadhavuni Damodar Raju, Chennamadadhavuni Surender Raju &N. RamaGopala Varma (2018). Combining Ability and Gene Action in Hybrid Rice. Int. J. Pure App. Biosci.,6(1): 497-510.

    Xu Yang, Xin Wang, Xiaowen Ding, Xingfei Zheng, Zefeng Yang, Chenwu Xu &Zhongli Hu (2018). Genomic selection of agronomic traits in hybrid riceusing an NCII population. Rice.11:32.https://doi.org/10.1186/s12284-018-0223-4.

    Yuan L.P. and Q.F. Xi (1995). Technology of hybrid rice production. Food and Agriculture Organization of the United Nation - Rome, pp. 84.

    Yuan Longping, Wu Xiaojin, Liao Fuming, Ma guohui, Xu Quisheng (2003). Hybrid Rice Technology. China Agriculture Press, Beijing, China, 131p.