Ngày nhận bài: 17-04-2012
Ngày duyệt đăng: 02-06-2012
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THỨC ĂN TỰ SẢN XUẤT CÓ BỔ SUNG HỖN HỢP ENZYME TRONG NUÔI CÁ HỒI VÂN (ONCORHYNCHUS MYKISS) GIAI ĐOẠN ĐẦU THƯƠNG PHẨM
Từ khóa
Enzyme amylase, Enzyme protease, Enzyme phytase, Oncorhynchus mykiss, Thức ăn
Tóm tắt
Sử dụng enzyme trong thức ăn nuôi trồng thủy sản là một trong những hướng nghiên cứu dinh dưỡng hiện nay góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả kinh tế. Thử nghiệm nuôi cá hồi vân từ từ 150 g/con đến 450 g/con nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung enzyme vào thức ăn cho cá hồi. Thí nghiệm sử dụng 03 loại thức ăn khác nhau: thức ăn tự sản xuất không bổ sung enzyme (CT1), thức ăn tự sản xuất có bổ sung 6000 IU amylase, 2000 IU protease và 2000 IU phytase trên 1 kg thức ăn (CT2) và thức ăn RAISIO của Phần Lan (CT3). Kết quả nghiên cứu cho thấy cá sử dụng thức ăn thí nghiệm cho tỷ lệ sống trên 97%. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày (ADG g/con/ngày) của CT1 là 3,18 g/con/ngày, CT2 là 3,48 g/con/ngày, CT3 là 3,65 g/con/ngày, sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Thu nhận thức ăn (FC) dao động trong khoảng 343-360 g thức ăn/con và không có sự sai khác giữa các công thức (P>0,05). Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) từ 1,12-1,31 và không có sự sai khác giữa thức ăn sản xuất trong nước có bổ sung enzyme và thức ăn nhập ngoại (P>0,05). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, thức ăn có bổ sung enzyme cho hiệu quả tốt hơn so với thức ăn không bổ sung enzyme và có thể thay thế được thức ăn nhập ngoại trong nuôi cá hồi vân giai đoạn 150-450 g/con.
Tài liệu tham khảo
Cho C.Y. and C.D. Cowey(2000). "Rainbow trout, Oncorhynchusmykiss". In: R. P. Wilson (ed.). Handbook of nutrient requirements of finfish. CRC Press, Boca Raton. pp.131-143.
Cho C.Y (1980). Recent advances in the diet formulation anhthe nutrition of salmonid fishes: Type of fat and its quality. Proceeding of the conference for Canadian feed manufacturers1980, Canadian feed industry association, University of Guelph, Ontario, Canada, pp.23-27.
MaugleP.D., O. Deshimaru, T. Katayama and K.L. Simpson (1983). The use of amylase supplements in shrimp diets. Journal of the World MaricultureSociety, 14: 25-37. doi: 10.1111/j.1749-7345.1983.tb00057.x
FurnéM., M.C. Hidalgo, A. López, M. García-Gallego, A.E. Morales, A. Domezain, J. Domezainé, A. Sanz(2005). Digestive enzyme activities in Adriaaticsturgeon Acipensernaccariiand rainbow trout Oncorhychusmykiss. A comparative study. Aquaculture, Volume 250, Issues 1-2, Pages 391-398.
Nelson N (1944). A photometric adaptation of the Somogyimehtodfor the determination of glucose, J BiolChem, 153: 375-380.
KlontzG.W (1991). A Manual for rainbow trout proteinoductionon the family -Owned farm. Nelson & Sons, Inc.
SegdwickS.D (1988). Trout farming handbook 4th edition. Fishing News Books Ltd., Farnham. 160p.
Shimizu M (1992) Purification and characterization of phytasefrom Bacillus subtilis (natto) N-77. Biosci. Biotechnol. Biochem. 56, 1266-1269.
SugiuraS.H., J. Gabaudan, F.M Dong, R.W Hardy (2001). Dietary microbial phytasesupplementation and the utilization of phosphorus, trace minerals and protein by rainbow trout Oncorhynchusmykiss (Walbaum) fed soybean meal-based diets. AquacultRes 2001;32:583-92.
Stevenson J.P (1987). Trout farming manual 2nd edition. Fishing News Books, Fanham, England. 186p.
TaconA.G.J (1990). Fish feed formulation and production. Report prepared for the project Fisheries Development in Qinghaiprovince.
VielmaJ., K. Ruohonen, J. Gabaudanand K. Vogel (2004), Top-spraying soybean meal-based diets with phytaseimproves protein and mineral digestibilitiesbut not lysine utilization in rainbow trout, Oncorhynchusmykiss (Walbaum). Aquaculture Research, 35: 955-964. doi: 10.1111/j.1365-2109.2004.01106.x
YaseminB.Y and T. Funda(2010). Effects of exogenous enzyme supplementation in diets on growth and feed utilization in African catfish, Clariasgariepinus. Journal of Animal and Veterinary Advances 9 (2): 327-331, 2010.