TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC THAN ĐẾN CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Ngày nhận bài: 26-06-2018

Ngày duyệt đăng: 02-08-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Phương, V., Hải, Đỗ, & Can, V. (2024). TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC THAN ĐẾN CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(4), 351–363. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/456

TÁC ĐỘNG CỦA KHAI THÁC THAN ĐẾN CẢNH QUAN, MÔI TRƯỜNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Vũ Thắng Phương (*) 1, 2 , Đỗ Nguyên Hải 2 , Võ Tử Can 3

  • 1 Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • 2 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Hội Khoa học đất Việt Nam
  • Từ khóa

    Cảnh quan, khai thác than, môi trường, sử dụng đất, thành phố Hạ Long

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tác động của hoạt động khai thác than đến cảnh quan, môi trường và sử dụng đất tại thành phố Hạ Long. Các phương pháp sử dụng gồm: thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp; khảo sát thực địa; phỏng vấn 100 người dân bằng phiếu điều tra; biên tập bản đồ và thống kê số liệu, lấy mẫu và phân tích đất, nước. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra hoạt động khai thác than đã và đang ảnh hưởng đến sử dụng đất. Trong giai đoạn 2010 - 2017, diện tích khai thác than đã tăng 740,13 ha, diện tích rừng giảm 520,44 ha và độ che phủ rừng trong vùng than giảm 15,12%. Chất lượng đất cũng chịu tác động lớn từ hoạt động khai thác than, cụ thể: hàm lượng các kim loại nặng trong đất như: As, Pb Cu, Zn và Cd tại khu vực bãi thải đã phục hồi và bãi thải đang đổ thải cao hơn nhiều so với QCVN 03-MT:2015/BTNMT (riêng As vượt so với QCVN từ 5,4 - 9,45 lần); hàm lượng Fe và Mn, chất rắn lơ lửng, COD trong nước tăng; pH nước mặt và nước ngầm giảm. Ngoài ra, hoạt động khai thác than cũng làm tăng nguy cơ sạt lở đất, bồi lấp sông, suối; biến đổi mạnh địa hình và ảnh hưởng đến cảnh quan chung của thành phố du lịch với di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Công thương (2016). Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

    Đặng Thị Hải Yến (2014). Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai - Cẩm Phả. Luận án Tiến sỹ kỹ thuật ngành Khai thác mỏ, Đại học Mỏ - Địa chất.

    Hồ Sỹ Giao (Chủ biên) (2010). Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội (Sách chuyên khảo).

    Nguyễn Thị Thu Thủy (2010). Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác than tại Quảng Ninh, http://vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/cccs/Pages/BảovệmôitrườngtronghoạtđộngkhaithácthantạiQuảngNinh.aspx.

    Sở TN & MT tỉnh Quảng Ninh (2014). Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Hạ Long năm 2013.

    Vu T.P., N.H. Do, T.C. Vo(2017). Application of Analytical Hierarchy Process (AHP) Technique to Evaluate the Combined Impact of Coal Mining on Land Use and Environment. A Case Study in the Ha Long City, Quang Ninh province, Vietnam. International Journal of Environmental Problems, 3(1): 54-58.

    Trần Phương (2015). Than trôi đe dọa Quảng Ninh, https://tuoitre.vn/than-troi-de-doa-quang-ninh-787467.htm

    Trung Nguyễn (2017). Quảng Ninh: Lấy đất đá từ bãi thải khai thác than để san gạt mặt bằng các dự án, https://baotintuc.vn/xa-hoi/quang-ninh-lay-dat-da-tu-bai-thai-khai-thac-than-de-san-gat-mat-bang-cac-du-an-20170630155625370.htm

    UBND thành phố Hạ Long (2015a). Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

    UBND thành phố Hạ Long (2015b). Quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hạ Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

    Vũ Thị Hằng (2016). Nghiên cứu xác lập cơ sở khoa học tích hợp tư liệu địa tin học đánh giá môi trường chiến lược phục vụ quy hoạch khai thác khoáng sản rắn (ví dụ cho bể than Quảng Ninh). Luận ánTiến sỹ kỹ thuật, Đại học Mỏ - Địa chất.