KHẢ NĂNG KẾT HỢP VỀ NĂNG SUẤT VÀ GÓC LÁ CỦA CÁC DÒNG NGÔ LÁ ĐỨNG

Ngày nhận bài: 30-03-2018

Ngày duyệt đăng: 20-06-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Việt, N., Liết, V., Hạnh, V., Thùy, H., Loan, D., Hà, T., & Hà, N. (2024). KHẢ NĂNG KẾT HỢP VỀ NĂNG SUẤT VÀ GÓC LÁ CỦA CÁC DÒNG NGÔ LÁ ĐỨNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(4), 312–322. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/454

KHẢ NĂNG KẾT HỢP VỀ NĂNG SUẤT VÀ GÓC LÁ CỦA CÁC DÒNG NGÔ LÁ ĐỨNG

Nguyễn Văn Việt (*) 1 , Vũ Văn Liết 1 , Vũ Thị Bích Hạnh 1 , Hoàng Thị Thùy 1 , Dương Thị Loan 1 , Trần Thị Thanh Hà 1 , Nguyễn Văn Hà 1

  • 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển Cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dòng tự phối ngô lá đứng, góc lá, lai đỉnh, khả năng kết hợp chung (GCA)

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá khả năng kết hợp của 12 dòng ngô có nguồn gốc khác nhau về tính trạng năng suất và góc lá sử dụng mô hình line x tester trong vụ Đông 2017. Bố trí thí nghiệm theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) đánh giá sinh trưởng, phát triển của 36 tổ hợp lai đỉnh cùng đối chứng GS9989 và 15 dòng bố mẹ trong vụ Đông 2017. Kết quả cho thấy góc lá của các dòng ngô dao động từ 26,5 - 30,8o; các tổ hợp lai (THL) đỉnh có góc lá từ 24,2 - 43,1o. Ba dòng thử có khả năng kết hợp chung (GCA) cao về tính trạng góc lá và năng suất là D3, D6 và D9 có thể sử dụng cho các chương trình tạo giống ngô lai lá đứng, năng suất cao. Dòng D9 có khả năng kết hợp chung và phương sai khả năng kết hợp riêng về góc lá và năng suất là nguồn vật liệu quý trong công tác chọn tạo giống ngô. Cây thử T3 có khả năng kết hợp về góc lá và năng suất. Cây thử T2 có khả năng kết hợp về góc lá. Năm tổ hợp lai là T3xD3 (72,8 tạ/ha); T3xD6 (72,2 tạ/ha); T2xD9 (70,2 tạ/ha); T3xD9 (83,1 tạ/ha) và T2xD10 (77,1 tạ/ha) có góc lá đứng và năng suất cao hơn hoặc tương đương đối chứng GS9989 (71,0 tạ/ha) được kỳ vọng là tổ hợp triển vọng có thể phát triển thành các giống ngô lai mới thích hợp trồng mật độ cao.

    Tài liệu tham khảo

    Aslam M., A. Maqbool and C. Rahime (2015). Drought Stress in Maize (Zea mays L.). Effects, Resistance Mechanisms, Global Achievements and Biological Strategies for Improvement. Springer Briefs in Agriculture, Doi. pp. 319-5442.

    Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống ngô. (QCVN 01-56:2011/BNNPTNT).

    Dawadi D.R. and S.K. Sah (2012). Growth and Yield of Hybrid Maize (Zea mays L.) in Relation to Planting Density and Nitrogen Levels during Winterin Nepal. Tropical Agricultural Research, 23(3): 218-227.

    Gomez A., K.Wanchai and A. G. Aroturo (1984). Statistical procedures for agricultural research. John Wiley & Sons, Inc. pp. 704-712.

    Kiều Xuân Đàm (2002). Nghiên cứu chọn tạo giống ngô lai lá đứng. Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, 170 tr.

    Ku., L. X., W. M. Zhao, J. Zhang, L. C. Wu, C. L. Wang, P. A. Wang, W. Q. Zhang, Y. H. Chen (2010). Quantitative trait loci mapping of leaf angle and leaf orientation value in maize (Zea mays L.). Theoretical and Applied Genetics, 121(5): 951-959.

    Ku., L. X., J. Zhang, S. L. Guo, H. Y. Liu, R. F. Zhao and Y. H. Chen (2012). Integrated multiple population analysis of leaf architecture traits in maize (Zea mays L.). Journal of Experimental Botany, 62(1,): 261- 274. DOI: http://doi.org/10.1093/jxb/err277.

    Li, Chunhui, Yongxiang Li, Yunsu Shi, Yanchun Song, Dengfeng Zhang, Edward S. Buckler, Zhiwu Zhang, Tianyu Wang, Yu Li (2015). Genetic Control of the Leaf Angle and Leaf Orientation Value as Revealed by Ultra-High Density Maps in Three Connected Maize Populations. Plos ONE, 10(3): 0121624. doi:10.1371/journal.pone. 0121624

    Muhammad Saleem, Kashif Shahzad, Muhammad Javid and Afaq Ahmed (2002). Genetic analysis for various quantitative traits in maize (Zea mays L.) Inbred lines. International Journal of Agriculture and Biology, 4(3): 379-382.

    Nguyễn Đình Hiền (1995). Chương trình máy tính Linetest. Đại học Nông nghiệp Hà Nội. tr135- 151.

    Peng S. (2000). Single-leaf and canopy photosynthesis of rice, Studies in Plant Science, 7: 213-228.

    Sen S., M. E. Smith and T. Setter (2016). Effects of low nitrogen on chlorophyll content and dry matter accumulation in maize. African Journal of Agricultural Research, 11(12): 1001-1007.

    Sinclair T.R. and Sheehy J.E. (1999). Erect leaves and photosynthesis in rice. American Association for the Advancement of Science, 283(5407): 1455. DOI/10.1126

    Yoshida S. (1981). Fundamentals of Rice Crop Science Internatiomal Rice Research Institute, Los Banos, Philipinines.

    ZhangJ., L. X. Ku, Z. P. Han, S. L. Guo, H. J. Liu, Z. Z. Zhang, L. R. Cao, X. J. Cui, Y. H. Chen(2014). The ZmCLA4 gene in the qLA4-1 QTL controls leaf angle in maize (Zea mays L.). J Exp Bot., 65: 5063-5076. doi: 10.1093/jxb/eru271 PMID:24987012.