PHÁT HIỆN VÀ XÁC ĐỊNH VIRUS GÂY BỆNH KHẢM LÁ RAU DIẾP Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Ngày nhận bài: 03-04-2018

Ngày duyệt đăng: 14-06-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Huy, N., Hồng, N., & Anh, B. (2024). PHÁT HIỆN VÀ XÁC ĐỊNH VIRUS GÂY BỆNH KHẢM LÁ RAU DIẾP Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(4), 291–300. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/452

PHÁT HIỆN VÀ XÁC ĐỊNH VIRUS GÂY BỆNH KHẢM LÁ RAU DIẾP Ở MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Nguyễn Đức Huy (*) 1 , Nguyễn Thị Thanh Hồng 1 , Bùi Phương Anh 2

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Lớp K57BVTVA, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Lactuca sativa, potyvirus, Lettuce mosaic virus, cây chỉ thị, RT-PCR

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm xác định các potyvirus từ sáu mẫu lá rau diếp có triệu chứng khảm giống virus thu thập ở sáutỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng. Các mẫu bệnh được lây nhiễm lên cây chỉ thị rau muối (Chenopodium quinoa vàC. amaranticolor) và thuốc lá cảnh (Nicotiana benthamiana) để kiểm tra sự có mặt của virus. Tiếp theo, các mẫu bệnh được kiểm tra sự có mặt của potyvirus bằng kỹ thuật RT-PCR sử dụng cặp mồi chung CIFor và CIRev. Sản phẩm RT-PCR được giải trình tự sử dụng cùng cặp mồi chung RT-PCR để xác định loài virus. Kết quả nghiên cứu cho thấy các cây chỉ thị C. quinoa, C. amaranticolorvà N. benthamianađều xuất hiện triệu chứng,trong đó, C. quinoa, C. amaranticolorxuất hiện các đốm chết hoại màu vàng và nhiễm hệ thống, N. benthamianacó triệu chứng khảm. Điều đó chứng tỏcác mẫu rau diếp thu được đều bị nhiễm virus. Hơn nữa, kết quả RT-PCR cho thấy sản phẩm khuếch đại có kính thước khoảng 0,7 kb. Ngoài ra, kết quả giải trình tự sản phẩm PCR cho thấy virus gây bệnh là Lettuce mosaic virus (LMV). Thử nghiệm tính gây bệnh của LMV trên một số cây chỉ thị và ký chủ khác cho thấy LMV có thể nhiễm trên cúc bách nhật (Gomphrena globosa), cà độc dược (Datura metel), đậu Hà Lan (Pisum sativum) và cà chua (Solanum lycopersicum). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy lần đầu tiên phát hiện LMV ở Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    Abd El-Wahab A.S.(2012). Transmission efficiency of Lettuce mosaic virus (LMV) by different aphid species and new aphid vectors in Egypt. Academic Journal ofEntomology,5(3):158-163.

    Subbarao K.V., Davis R.M., Gilbertson R.L., and RaidR.N. (2017). Diseases of lettuce (Lactuca sativaL.),primary collator. Common Names of Plant Diseases. The American Phytopathology Society(https://www.apsnet.org/publications/commonnames/Pages/Lettuce.aspx).

    Candresse T., Lot H., German-Retana S., Krause-Sakate R., Thomas J., Souche S., Delaunay T., Lanneau, M. and Le Gall O.(2007). Analysis of the serological variability of Lettuce mosaic virus using monoclonal antibodies and surface Plasmon resonance technology. Journal of General Virology,88(9): 2605-2610.

    Chen Y.K. and Lee J.Y. (2012). First Report of Bidens mottle virus Causing Mosaic and Leaf Deformation in Garland Chrysanthemum and Lettuce in Taiwan. Plant Disease, 96(3): 464.

    Dinant S. and LotH.(1992). Lettuce mosaic virus. Plant Pathology, 41(5): 528-542.

    German-Retana S., Walter J., Le Gall O.(2008). Lettuce mosaic virus: From pathogen diversity to host interactors. Molecular Plant Pathology,9(2): 127-136.

    Ha C., Coombs S., Revill P.A., Harding R.M., Vu M. and Dale J.L. (2008). Design and application of two novel degenerate primer pairs for the detection and complete genomic characterization of potyviruses. Archieve of Virology, 153(1): 25-36.

    Jagger I.C.(1921). A transmissible mosaic disease of lettuce. Journal of Agricultural Research,20(10): 737-741.

    Krause-Sakate R., Le Gall O., Fakhfakh H., Peypelut M., Marrakchi M., Varveri C., Pavan M.A., Souche S., Lot H., Zerbini F.M., and Candresse T.(2002). Molecular and biological characterization of Lettuce mosaic virus (LMV) isolates reveals a distinct and widespread type of resistance-breaking isolate: LMV-Most. Phytopathology,92(5): 563-572.

    Lim S., Zhao F., Yoo R.H., Igori D., Lee S.H., Lim H.S. and Moon J.S.(2014). Characteristics of a Lettuce mosaic virusisolate infecting lettuce in Korea. Plant Pathology Journal,30(2): 183-187.

    Moreno A., Bertolini E., Olmos A., Cambra M., and Fereres A.(2007). Estimation of vector propensity for Lettuce mosaic virus based on viral detection in single aphids. Spanish Journal of Agricultural Research,5(3): 376-384.

    Pavan M.A., Krause-Sakate R., da Silva N., Zerbini F.M., and Le Gall O.(2008). Virus diseases of lettuce in Brazil. Plant Viruses,2(1): 35-41.

    Ryder E.J.(2002). A mild systemic reaction to Lettuce mosaic virus in lettuce: inheritance and interaction with an allele for resistance. Journal of the American Society for Horticultural Science,127(5): 814-818.

    Sharma P. and Jain R.K (2012).First Report of Lettuce mosaic virus Infecting Lactuca sativa in India. Plant Disease,97(6):849.

    Soleimani P., Mosahebi G. and Habibi M.K.(2011). Identification of some viruses causing mosaic on lettuce and characterization of Lettuce mosaic virus from Tehran province in Iran. African Journal of Agricultural Research,6(13): 3029-3035.

    Sorel M., Svanella-Dumas L., Candresse T., Acelin G., Pitarch A., Houvenaghel M.C. and German-Retana S.(2014). Key mutations in the cylindrical inclusion involved in lettuce mosaic virus adaptation to eI4E-mediated resistance in lettuce. Molecular Plant-Microbe Interact,27(9): 1014-1024.