CẢI THIỆN ĐỘ NGỌT CỦA CÁC DÒNG NGÔ NẾP BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI TRỞ LẠI

Ngày nhận bài: 09-04-2018

Ngày duyệt đăng: 18-06-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Tuân, P., Hùng, N., Long, N., Liết, V., Đức, N., & Anh, N. (2024). CẢI THIỆN ĐỘ NGỌT CỦA CÁC DÒNG NGÔ NẾP BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI TRỞ LẠI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(3), 197–206. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/444

CẢI THIỆN ĐỘ NGỌT CỦA CÁC DÒNG NGÔ NẾP BẰNG PHƯƠNG PHÁP LAI TRỞ LẠI

Phạm Quang Tuân (*) 1 , Nguyễn Thế Hùng 2 , Nguyễn Việt Long 2 , Vũ Văn Liết 2 , Nguyễn Trung Đức 1 , Nguyễn Thị Nguyệt Anh 1

  • 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Ngô nếp ngọt, ngô nếp tím, hàm lượng đường, lai trở lại

    Tóm tắt


    Phương pháp lai trở lại được áp dụng để cải tiến độ ngọt cho các vật liệu ngô nếp tím và ngô nếp trắng tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu tiến hành lai trở lại tổ hợp ngô nếp lai với ngô ngọt đến BC2F1, sau đó tự phối 3 đời để cố định nền di truyền đến BC2F4.Việc đánh giá và chọn lọc các dòng ngô nếp ngọt thế hệ BC2F4 được tiến hành trong vụ Xuân 2017 tại Gia Lâm, Hà Nội. Số liệu kiểu hình thu thập trong thí nghiệm đồng ruộng gồm: đặc điểm sinh trưởng và phát triển, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất; hàm lượng anthocyanin, độ dày vỏ hạt, độ ngọt và chất lượng thử nếm. Chọn lọc dòng ưu tú dựa trên chỉ số chọn lọc mô hình cây lý tưởng với 10 tính trạng. Kết quả đã chọn được 20 dòng ưu tú làm vật liệu phát triển dòng tự phối. Phương pháp lai trở lại cải tiến độ ngọt các vật liệu sau lai tăng từ 0,3 - 4,0%. Như vậy, có thể sử dụng phương pháp lai trở lại để cải tiến độ ngọt đối với ngô nếp tại Việt Nam.

    Tài liệu tham khảo

    He J., and Giusti M. M. (2010). Anthocyanins: natural colorants with health-promoting properties. Annual review of food science and technology, 1: 163-187.

    Hovenkamp-Hermelink J. H. M., De Vries J. N., Adamse P., Jacobsen E., Witholt B., and Feenstra W. J. (1988). Rapid estimation of the amylose/amylopectin ratio in small amounts of tuber and leaf tissue of the potato. Potato Research, 31(2): 241-246.

    Huỳnh Thị Kim Cúc, Phạm Châu Quỳnh, Nguyễn Thị Lan và Trần Khôi Nguyên (2004). Xác định hàm lượng anthocyanin trong một số nguyên liệu rau quả bằng phương pháp pH visai. Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, 3(7): 47-54.

    Ketthaisong D., Suriharn B., Tangwongchai R., and Lertrat K. (2014). Combining ability analysis in complete diallel cross of waxy corn (Zea mays var. ceratina) for starch pasting viscosity characteristics. Scientia Horticulturae, 175: 229-235.

    Lertrat K., and Thongnarin N. (2006). Novel approach to eating quality improvement in local waxy corn: Improvement of sweet taste in local waxy corn variety with mixed kernels from super sweet corn. In XXVII International Horticultural Congress-IHC2006: International Symposium on Asian Plants with Unique Horticultural, 769: 145-150.

    Park K. J., Sa K. J., Koh H. J., and Lee J. K. (2013). QTL analysis for eating quality-related traits in an F2: 3 population derived from waxy corn× sweet corn cross. Breeding science, 63(3): 325-332.

    Ryu S.W. (2011). Genetic Study of Compositional and Physical Kernel Quality Traits in Diverse Maize (Zea mays L.) Germplasm. The Ohio State University.

    SaK. J., Park J. Y., Park K. J., and Lee J. K. (2010). Analysis of genetic diversity and relationships among waxy maize inbred lines in Korea using SSR markers. Genes & Genomics, 32(4): 375-384.

    Wolf M. J., Cull I. M., Helm J. L., and Zuber M. S. (1969). Measuring Thickness of Excised Mature Corn Pericarp 1. Agronomy journal, 61(5): 777-779.

    Simla S., Lertrat K., and Suriharn B. (2009). Gene effects of sugar compositions in waxy corn. Asian Journal of Plant Sciences, 8(6): 417.

    Vogel K.E. (2009). Backcross Breeding. In: Scott M.P. (Eds.) Transgenic Maize. Methods in Molecular Biology™, 526: 161-169. Humana Press, Totowa, NJ.

    Wrolstad R. E., Durst R. W., and Lee J. (2005). Tracking color and pigment changes in anthocyanin products. Trends in Food Science & Technology, 16(9): 423-428.