ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MỘT SỐGIỐNG LẠC (Arachis hypogaea L.) CHỊU HẠN Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON

Ngày nhận bài: 03-01-2018

Ngày duyệt đăng: 18-04-2018

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Cường, P., Linh, Đinh, Quỳnh, H., & Tuấn, T. (2024). ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MỘT SỐGIỐNG LẠC (Arachis hypogaea L.) CHỊU HẠN Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 16(2), 105–112. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/432

ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA MỘT SỐGIỐNG LẠC (Arachis hypogaea L.) CHỊU HẠN Ở GIAI ĐOẠN CÂY CON

Phạm Văn Cường (*) 1, 2, 3 , Đinh Mai Thùy Linh 4 , Hà Thị Quỳnh 4 , Trần Anh Tuấn 2

  • 1 Trung tâm nghiên cứu Cây trồng Việt Nam - Nhật Bản
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Dự án JICA, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 4 Trung tâm nghiên cứu Cây trồng Việt Nam - Nhật Bản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cây lạc, chịu hạn, chỉ số chịu hạn, quang hợp

    Tóm tắt


    Bảy dòng/giống lạc (DM1, DM2, DM3, DM4, HL11, HL22 và LDDL) do Viện Di truyền Nông nghiệp lai tạo và nhập nội được đánh giá về khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu sinh lý khi bị hạn ở giai đoạn cây con. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn trong nhà lưới với các cây trồng trong chậu. Hạn nhân tạo được xử lý bằng cách dừng tưới nước khi cây được 15 ngày tuổi và dừng gây hạn khi áp suất thẩm thấu của đất đạt -80 KPa. Trong khi đó độ ẩm của đất được duy trì ở 70% độ ẩm bão hòa cho công thức đối chứng và ở giai đoạn không gây hạn. Kết quả cho thấy, hạn đã ức chế sinh trưởng và quang hợp, thoát nước và làm giảm mạnh khối lượng khô của lạc ở giai đoạn cây con. Sự suy giảm các chỉ số này cũng khác nhau ở các giống khác nhau. Các chỉ số có quan hệ chặt với khối lượng khô của lạc khi bị hạn ở giai đoạn cây con bao gồm: chỉ số độ nhạy cảm hạn (DSI); hiệu suất chịu hạn (DTE) và hệ số chịu hạn (DTI) với hệ số tương quan ở giai đoạn bị hạn và giai đoạn hồi phục tương ứng là r = -0,55*và r = -0,602**; r = 0,55*và r = 0,83**; r = 0,53*và r = 0,98**(dấu *và **tương ứng với p = 0,05 và p = 0,01); Trong khi đó, chỉ số bền vững của chlorophyll (CSI) có hệ số tương quan thấp với khối lượng khô và không phản ánh khả năng chịu hạn của 7 giống lạc nghiên cứu. Trong các dòng giống nghiên cứu, giống HL22 và dòng DM4 có khả năng chịu hạn tốt nhất.

    Tài liệu tham khảo

    Phạm Văn Cường, Đoàn Công Điển, Trần Anh Tuấn, Tăng Thị Hạnh (2015). "Đánh giá khả năng chịu hạn của các dòng lúa có nền di truyền Indica nhưng mang một đoạn nhiễm sắc thể thay thế từ lúa dại Oryza Rufipogon hoặc lúa trồng Japonica. Tạp chí Khoa học và Phát triển,13(2): 166-172.

    Hoàng Văn Tạo, Trần Đức Viên, Phạm Văn Cường (2012). Đặc điểm quang hợp liên quan đến chịu hạn của một số loài cỏ họ Hoà thảo (Poaceae) và họ đậu (Fabaceae) làm thức ăngia súc. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, 21: 15-19.

    Trần Anh Tuấn, Trần Thị Minh M. Hằng (2016). Đặc điểm sinh trưởng và sinh lý của một số mẫu giống dưa chuột bản địa Việt Nam (Cucumis sativus L.) khi bị hạn ở giai đoạn cây con. Tạp chí Khoa học và Phát triển,14(9): 1305-1311.

    Trần Anh Tuấn, Vũ Ngọc Thắng, Vũ Đình Hòa (2007). Ảnh hưởng của điều kiện hạn đến một số chỉ tiêu sinh lý và năng suất của một số giống đậu tương trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học và phát triển,5(3): 17-22.

    Bruckner, P. and R. Frohberg (1987). Stress tolerance and adaptation in spring wheat. Crop Science,27(1): 31-36.

    Chakraborty, K., A. L. Singh, A. Kuldeep, K.N. Goswami, P. V. Zala (2015). Physiological responses of peanut (Arachis hypogaeaL.) cultivars to water deficit stress: status of oxidative stress and antioxidant enzyme activities. Acta Botanica Croatica,74: 123.

    Chung S.Y, J.R. Vercellotti, T. H. Sanders (1997). Increase of Glycolytic Enzymes in Peanuts during Peanut Maturation and Curing: Evidence of Anaerobic Metabolism. Journal of Agricultural and Food Chemistry,45(12): 4516-4521.

    Fernández, G. C. J. (1992). Effective selection criteria for assessing plant stress tolerance. Proceedings of the International Symposium on “Adaptation of Vegetables and other Food Crops in Temperature and Water Stress”, 13-16 August, 1992-Taiwan. Pp 257-270.

    Prasad V. P. V, S. Staggenborg, Z. Ristic (2008). Impacts of drought and/or heat stress on physiological, developmental, growth, and yield processes of crop plants. Response of crops to limited water: Understanding and modeling water stress effects on plant growth processes. Advances in Agricultural Systems Modeling Series 1. Chapter 11, pp.301-355.

    Shinde, B. and S. Laware (2014). Screening of groundnut (Arachis hypogaeaL.) varieties for drought tolerance through physiological indices. Journal of Environmental Research and Development,9(2): 375.