TÌNH HÌNH BỆNH HẠI HẠT GIỐNG LÚA OM6976 VÀ OM4218 CANH TÁC TẠI CHÂU PHÚ-AN GIANG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusariumspp. HẠIHẠT LÚA

Ngày nhận bài: 24-11-2017

Ngày duyệt đăng: 25-12-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Toàn, L., Nhung, V., & Thuyền, H. (2024). TÌNH HÌNH BỆNH HẠI HẠT GIỐNG LÚA OM6976 VÀ OM4218 CANH TÁC TẠI CHÂU PHÚ-AN GIANG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusariumspp. HẠIHẠT LÚA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(12), 1605–1612. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/420

TÌNH HÌNH BỆNH HẠI HẠT GIỐNG LÚA OM6976 VÀ OM4218 CANH TÁC TẠI CHÂU PHÚ-AN GIANG VÀ KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Fusariumspp. HẠIHẠT LÚA

Lê Thanh Toàn (*) 1 , Võ Thị Tuyết Nhung 1 , Hồ Minh Thuyền 1

  • 1 Sinh học Ứng dụng, Trường đại học Cần Thơ
  • Từ khóa

    Bệnh lem lép hạt, nấm hại hạt lúa

    Tóm tắt


    Trong sản xuất lúa hiện nay, bệnh lem lép hạt là một trong những nguyên nhân gây thất thu năng suất và giảm phẩm chất hạt gạo. Nghiên cứu đã được thực hiện để điều tra hiện trạng canh tác và xác định thành phần nấm gây hại hiện diện trên hạt của hai giống lúa OM6976 và OM4218 tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Bên cạnh đó, hiệu quả của một số loại dịch trích thực vật được đánh giá trên nấm Fusarium spp., hiện diện phổ biến trong thành phần nấm gây hại trên hạt lúa. Kết quả điều tra tình hình canh tác của hai giống lúa OM6976 và OM4218 ở 60 hộ nông dân tại huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã ghi nhận lem lép hạt, cháy lá và cháy bìa lá là bệnh quan trọng. Kiểm tra 60 mẫu hạt lúa với tổng số 6.000 hạt đã ghi nhận có 12 loài nấm gây hại trên hạt và hiện diện trên cả hai giống lúa OM6976 và OM4218, bao gồm: Fusarium sp., Curvularia sp., Pinatubo oryzae, Trichoconis padwickii, Tilletia barclayana, Nigrospora sp., Acremonium sp., Penicilium sp., Aspergillus sp., Chaetomium globosus, Bipolaris oryzae và Phoma sorghina. Với giống OM6976, nấm chiếm tỷ lệ cao nhất là Fusarium sp. với 29,5%. Đối với hạt lúa của giống OM4218, nấm chiếm tỷ lệ cao nhất là Curvularia sp. với 24,6%. Dịch trích lá cỏ hôi ở các nồng độ 2, 4 và 8% có khả năng ức chế sự phát triển tản nấm Fusarium sp. và khác biệt so với đối chứng.

    Tài liệu tham khảo

    Barnett H.L. and Hunter B.B. (1998). Illustrated Genera of Imperfect Fungi. Burgess Pub. Co. 218 p.

    Butt A.R., Yaseen S.I. and Javaid A. (2011). Seed-borne mycoflora of stored rice grains and its chemical control. The Journal of Animal & Plant Science, 21(2): 193-196.

    Chaithra M. (2009). Studies on seed-borne fungal pathogens of chickpea and their management with special reference to Fusarium solani (Mart.) Sacc. A thesis submitted to the University of Agricultural Science, Dharwad. Pp. 17-18.

    Dhinggra O.D. and Sinclair J.B. (1995). Basic plant pathology methods (2nd edition). CRC Press. 434 p.

    International Seed Testing Association. 1985. International Seed Testing Association rule book. Seed Sci. and Technol., 13(2): 299-520.

    Lê Thị Mai Trinh (2012). Giám định bệnh do nấm trên hạt lúa tại tỉnh An Giang trong vụ Đông Xuân 2010- 2011 và Đông xuân 2011-2012. Luận văn tốt nghiệp đại học. Bộ môn Bảo vệ Thực vật. Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng. Trường đại học Cần Thơ.

    Magro A., Carvalho M.O., Bastos M.S.M., Carolino M., Adler C.S., Timlick B. and Mexia A. (2006). Mycoflora of stored rice in Postugal. 9th International Working Conference on Stored Product Protection. Pp. 128-134.

    Mew T.W. and Gonzales P. (2002). A handbook of rice seedborne fungi. IRRI. 83 p.

    Mew T.W. and Misra J.K. (1994). A manual of rice seed health testing. IRRI Philippines. 113 p.

    Nguyễn Thị Phương Thảo, Lê Thị Dung. Đặng Văn Sơn, Ninh Thị Thảo, Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Tràng Hiếu, Nguyễn Thanh Hải và Nguyễn Tất Cảnh (2016). Ảnh hưởng của phân bón ure, ure - dịch chiết thực vật đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa BC15 và giống ngô HN88. Tạp chí KH Nông nghiệp Việt nam, 14(4): 654-663.

    Patil B.J. and Madane A.N. (2014). Effect of Hyptis suaveolens (L.) Poit. and Eupatorium odorratum L. leaf extracts on seed mycoflora of legume plants. Bioscience Discovery, 5(2): 237-240.

    Puttawong S., Wongoung S. (2009). Plucao (Houttuynia cordana) Thunb. and sabsua (Eupatorium odoratum L.) extracts suppress Colletotrichum capsici and Fusarium oxysporum. As. J. Food Ag-Ind special issue, S381-386.

    Reissig W.H., Heinrichs E.A., Moody K., Fiedler L., Mew W. và Barrion A.T. (1993). Hướng dẫn biện pháp tổng hợp phòng trừ dịch hại trên lúa ở Châu Á nhiệt đới. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Suleiman M.N. and Akaajima D. (2010). Isolation and physiological studies of fungus associated with rice grain (Oryza sativa) in Makurdi, Benue State, Nigeria. Advances in Environmental Biology, 4(2): 168-171.

    Trần Thị Cúc Hòa (2010). Giới thiệu giống lúa OM6976. Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp lần thứ 5 năm 2010. Nhà xuất bản Nông nghiệp, trang 248-251.

    Trung T.S., Bailly J.D., Querin A., Le Bars P. and Guerre P. (2001). Fungal contamination of rice from south Vietnam, mycotoxinogenesis of selected strains and residues in rice. Revue Med. Vet., 152(7): 555-560.

    Utopo E.B., Ogbodo E.N. and Nwogbaga A.C. (2011). Seedborne mycoflora associated with rice and their influence on growth at Abakaliki, Southeast Agro-Ecology, Nigeria. Libyan Agriculture Research Center Journal Internation, 2(2): 79-84.