Ngày nhận bài: 25-07-2017
Ngày duyệt đăng: 15-01-2018
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
BỆNH LÝ ĐẠI THỂ VÀ VI THỂ CỦA GÀ ĐƯỢC CÔNG CƯỜNG ĐỘC VỚI VIRUS CÚM GIA CẦM A/H5N1 SAU KHI SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH
Từ khóa
Gà đã được tiêm vacxin, vacxin Re-5, Re-6 và Navet-vifluvac, công cường độc, virus cúm gia cầm A/H5N1, bệnh tích đại thể và vi thể
Tóm tắt
Để đánh giá biến đổi bệnh lý của gà được tiêm vacxin phòng bệnh cúm gia cầm (CGC), sau đó được công cường độc bằng virus CGC, thí nghiệm đã được tiến hành, trong đó sử dụng virus CGC cường độc A/H5N1 clade 2.3.2.1C (A/Ck/Vietnam(KienGiang)/NCVD15A7/2015(H5N1)). Sau khi công cường độc (CCĐ), gà chết hoặc gà còn sống sót cho đến lúc kết thúc thí nghiệm được kiểm tra biến đổi bệnh lý đại thể và vi thể của các khí quan. Mẫu bệnh phẩm được kiểm tra là các khí quan, biến đổi bệnh tích đại thể và vi thể do virus CGC gây ra được đánh giá bằng phương pháp mổ khám toàn diện và soi kính trên tiêu bản vi thể đã nhuộm HE. Gà được chia thành 4 lô: Ba lô thí nghiệm đã được tiêm vacxin phòng bệnh CGC và một lô gà đối chứng không được tiêm vacxin. Gà ở cả 4 lô được nhỏ mũi virus CGC cường độc với lượng 106TCID50/100 ul/con và được theo dõi trong thời gian 10 ngày sau khi CCĐ. Kết quả cho thấy tất cả gà lô đối chứng đều chết trước khi thí nghiệm kết thúc, trong khi đó gà thuộc 3 lô thí nghiệm còn 21/30 con sống sót. Bệnh tích đại thể của nhóm gà được tiêm vacxin Navet-vifluvac gồm phổi bị phù, sung huyết và xuất huyết; nhóm gà được tiêm vacxin Re-5 ngoài bệnh tích phổi bị phù, sung huyết và xuất huyết còn có biểu hiện bệnh tích xuất huyết ở cơ đùi, cơ vùng cổ, ruột và gan; nhóm gà được tiêm vacxin Re-6 bị phổi phù và xuất huyết thành đám; nhóm gà đối chứng có bệnh tích điển hình của gà bị bệnh CGC. Bệnh tích vi thể ở gà lô đối chứng ở mức độ nặng và điển hình cho bệnh CGC. Như vậy, gà không được tiêm vắc xin, sau khi được CCĐ với virus CGC A/H5N1 cường độc đã có biểu hiện bệnh tích nặng và điển hình hơn so với gà được tiêm phòng vacxin trước khi CCĐ với cùng một virus.
Tài liệu tham khảo
Ban Chỉ đạo quốc gia pḥng chống Cúm gia cầm (2005). Báo cáo tổng kết công tác 2 năm(2004-2005) pḥng chống dịch Cúm gia cầm. Hội nghị tổng kết 2 năm pḥng chống dịch cúm gia cầm, ngày 18 tháng 4 năm 2005, Hà Nội.
Berhane, Y., Kobasa, D., Embury-Hyatt, C., Pickering, B., Babiuk, S., Joseph, T., Bowes, V., Suderman, M., Leung, A., Cottam-Birt, C., Hisanaga, T., Pasick, J., 2016. Pathobiological Characterization of a Novel Reassortant Highly Pathogenic H5N1 Virus Isolated in British Columbia, Canada, 2015. Sci. Rep. 6, 23380. doi:10.1038/srep23380
Cục Thú Y (2014). Báo cáo tóm tắt kết quả công tác thú y 2014 và kế hoạch công tác năm 2015.
Cục Thú Y (2015). Báo cáo tóm tắt kết quả công tác thú y 2015 và kế hoạch công tác năm 2016.
Cục Thú Y (2016). Báo cáo tóm tắt kết quả công tác thú y 2016 và kế hoạch công tác năm 2017.
Lê Văn Năm (2004). Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sàng và bệnh tích đại thể bệnh cúm giacầm ở một số cơ sở chăn nuôi các tỉnh phía bắc. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XI(3): 86-90.
Nguyễn Đăng Thọ, Đào Thị Hoa, Nguyễn Hoàng Đăng, Đàm Thị Vui, Mai Thùy Dương, Nguyễn Viết Không, Tô Long Thành (2016). Virus gia cầm độc lực cao H5N6 ở Việt Nam năm 2014. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XXIII(1): 18-28.
Nguyễn Thị Thúy Mận, Tô Long Thành, Nguyễn Đăng Thọ, Nguyễn Hoàng Đăng, Lường Văn Hảo, Đàm Thị Vui, Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Thị Thúy (2017). Biến đổi bệnh lý đại thể và vithể của gà được công cường độc với virus cúm gia cầm A/H5N1. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XIV(5): 33-39.
Pfeiffer, J., Pantin-Jackwood, M., To, T.L., Nguyen, T., Suarez, D.L. (2009). Phylogenetic and biological characterization of highly pathogenic H5N1 avian influenza viruses (Vietnam 2005) in chickens and ducks. Virus Res., 142: 108-120. doi:10.1016/j.virusres.2009.01.019.
Swayne, D.E., Halvorson, D.A. (2008). Diseases of poultry, 12th ed. Blackwell.
Trần Xuân Hạnh, Tô Thị Phấn, Đỗ Thanh Thủy, Phạm Sĩ Tú, Tô Long Thành, Tống Hữu Hiến, Nguyễn Hoàng Đăng, Đàm Thị Vui (2013). Thử hiệu lực của Vacxin Navet-vifluvac pḥng bệnh cúm A/H5N1 clade 1.1 và clade 2.3.2.1 c bằng phương pháp công cường độc và tiếp xúc trực tiếp. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, XX(5): 22-29.