ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT RAU AN TOÀNỞ HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 17-05-2017

Ngày duyệt đăng: 09-08-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Hưng, P., & Việt, H. (2024). ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT RAU AN TOÀNỞ HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(6), 808–816. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/412

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÍNH CHẤT ĐẤT PHỤC VỤ SẢN XUẤT RAU AN TOÀNỞ HUYỆN THANH TRÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Phan Quốc Hưng (*) 1 , Hoàng Quốc Việt 2

  • 1 Khoa Quản lý đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Tính chất đất phù sa, vùng trồng rau, huyện Thanh Trì

    Tóm tắt


    Nghiên cứu nhằm đánh giá một số tính chất đất trồng rau trên 3 xã ven sông Hồng thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội (khu vực quy hoạch vùng rau an toàn của huyện) nhằm góp phần tạo cơ sở cho sản xuất rau an toàn và VietGAP trong khu vực. Đề tài đã thu thập 72 mẫu đất, 15 mẫu rau các loại và các mẫu giun đất nhằm phân tích tính chất lý, hoá, sinh học của đất. Kết quả cho thấytính chất vật lý đất khu vực nghiên cứu thuộc loại đất cát pha, thịt nhẹ; dung trọng thấp; đa số mẫu có tỷ trọng dưới 2,7. Số liệu có độ lệch chuẩn thấp với khoảng tin cậy từ ± 0,01 đến ± 4,25 (= 0,05). Đất có phản ứng ở mức chua ít đến hơi kiềm, phổ biến ở mức trung tính; Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số ở mức trung bình; hàm lượng lân tổng số diễn biến ở mức trung bình đến giàu; hàm lượng kali tổng số từ mức nghèo đến giàu. Kết quả phân tích cho thấy tính chất hoá học có độ lệch chuẩn thấp và khoảng tin cậy đạt từ ± 0,01 đến ± 0,25 (ở mức = 0,05). Kết quả phân tích tính chất sinh học chỉ ra rằng đất có số lượng vi khuẩn tổng số hảo khí (VKTSHK) lớn hơn nhiều lần vi khuẩn tổng số yếm khí (VKTSYK); Số lượng giun đất phân bố không đồng đều ở các mẫu, trong số các mẫu có giun, số lượng cao nhất là 17 cá thể/mẫu và thấp nhất là 9 cá thể/mẫu. Hàm lượng kim loại nặng (Cu, Pb, Zn) trong đất đều thấp hơn ngưỡng cho phép. Tính chất đất và hàm lượng kim loại nặng trong đất thoả mãn các điều kiện về trồng rau an toàn theo quy định hiện hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT (QCVN 01-132:2013/BNNPTNT) cũng như tiêu chuẩn rau an toàn của Bộ Y tế (thông tư 02/2011/BYT).

    Tài liệu tham khảo

    Trần Thị Ba (2015). Quy trình kỹ thuật trồng rau màu, truy cập tại http://nong-dan.com/quy-trinh-ky-thuat-trong-cac-loai-rau-mau/ ngày 24/7/2017.

    Trần Văn Chính, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Hữu Thành, Đỗ Nguyên Hải, Cao Việt Hà, Hoàng Văn Mùa (2006), Giáo trình Thổ nhưỡng học, Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Cornelis A.M. van Gestel, José e E. Koolhaas, Timo Hamers, Maarten van Hoppe, Martijn van Roovert, Cora Korsman, Sophie A. Reinecke (2008). Effects of metal pollution on earthworm communities in a contaminated floodplain area: Linking biomarker, community and functional responses, Environmental Pollution, 157: 895-903.

    Nguyễn Ngân Hà, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Mai Anh (2016). Đánh giá hiện trạng môi trường đất và sự tích luỹ một số kim loại nặng, nitrat trong rau trồng ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, tạp chí Khoa học tự nhiên và công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 32(1S): 118-124.

    Nguyễn Xuân Hải, Ngô Thị Lan Phương (2009). Nghiên cứu sự tích lũy kim loại nặng trong đất và nước tưới các vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội, Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, 9: 26-31.

    Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Hữu Thành (2013). Tính chất một số loại đất chính của huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 5(11): 681-688.

    Nguyễn Thị Mai Hương, Lê Thị Phương Quỳnh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Christina Seilder, Matthias Kaendler, Dương Thị Thủy (2012). Hàm lượng kim loại nặng trong môi trường đất và nước vùng canh tác nông nghiệp (hoa-rau-cây ăn quả) tại xã Phú Diễn và xã Tây Tựu (Hà Nội). Tạp chí Khoa học và Công nghệ, 50: 491-496.

    Lê Thị Khánh (2009). Bài giảng cây rau, Đại học Nông Lâm Huế.

    Lê Văn Thiện, Nguyễn Kiều Băng Tâm và Nguyễn Hoàng Linh (2010). Nghiên cứu ảnh hưởng của canh tác cây trồng đến sự tích luỹ kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất vùng thâm canh rau, hoa xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội, Hội nghị Khoa học,Trườngđại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

    Phạm Thị Thuỳ, Phạm Kim Oanh (2015). Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt nam, truy cập tại http://www.mard.gov.vn/Lists/appsp0_Bantinchuyende/Attachments/8/Chuyen_de_03_2015.pdf ngày 15/6/2017.