Ngày nhận bài: 20-02-2017
Ngày duyệt đăng: 19-06-2017
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP N, P, K VÔ CƠ ĐẾN SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG KHOAI LANG TẠI THÁI NGUYÊN
Từ khóa
Chất lượng, khoai lang, hiệu quả kinh tế, năng suất, phân bón
Tóm tắt
Để lựa chọn được tổ hợp phân bón N, P, K vô cơ thích hợp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất khoai lang, đề tài đã thiết kế thí nghiệm với 5 tổ hợp phân bón N, P, K vô cơ, trên nền 10 tấn phân chuồng/ha. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, nhắc lại 3 lần trong điều kiện vụ xuân và vụ đông tại Thái Nguyên. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Khoai lang ở cả 2 vụ nghiên cứu đều có thời gian hình thành củ và thời gian sinh trưởng tăng tỷ lệ thuận với lượng N, P, K vô cơ; thời gian dây phủ kín luống tỷ lệ nghịch với lượng N, P, K. Lượng phân bón N, P, K tăng làm tăng chiều dài thân chính, khối lượng trung bình củ, năng suất thân lá, năng suất lý thuyết và năng suất củ thương phẩm. Tuy nhiên khi lượng N, P, K tăng quá cao thì chiều dài thân chính và năng suất thân lá vẫn tăng nhưng khối lượng trung bình củ, năng suất lý thuyết và năng suất củ thương phẩm đều giảm. Ở cả vụ xuân và vụ đông, mức bón 70 kg N + 70 kg P2O5+ 100 kg K2O trên nền 10 tấn phân chuồng là tốt nhất cho khoai lang vì cho khối lượng trung bình củ, năng suất lý thuyết, năng suất củ thương phẩm và lãi thuần cao nhất (vụ xuân là 50.434.800 đ/ha; vụ đông là 40.301.200 đ/ha).
Tài liệu tham khảo
Hoàng Kim Diệu, Nguyễn Thị Lân, Nguyễn Thế Hùng, Nguyễn Viết Hưng (2015). Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra tình hình sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên.
Mai Thạch Hoành (2011). Chọn giống khoai lang K51/KB1 năng suất cao, chất lượng khá, Tạp chí KH & CN Nông nghiệp Việt Nam, 2(23): 127-132.
Nguyễn Viết Hưng, Đinh Thế Lộc, Dương Văn Sơn, Nguyễn Thế Hùng (2010). Giáo trình cây khoai lang. Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Đinh Thế Lộc (1979). Kỹ thuật thâm canh khoai lang.Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Đinh Thế Lộc (1989). Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến việc tăng năng suất khoai lang vùng đồng bằng sông Hồng. Tạp chí Nông nghiệp và CNTP,3(9): 149 - 154.
O'Sullivan J., Asher, C.J. and Blamey, F.P.C (1997). Nutrient Disorders of Sweet potato. ACIAR Monograph No. 48, Canberra.
Salawu I.S., and Muktar A.A., (2008). Reducing the dimension of growth and yield characters of sweet potato (Ipomoea batatasL.) varieties as affected by varying rates of organic and inorganic fertilizer. Asian Journal of Agricultural Research,2(1): 41- 44.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2015). Báo cáo tổng kết năm 2014 và 2015
Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Vũ Quang Sáng (2006). Giáo trình sinh lý thực vật. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Thế Yên, Vũ Tuyên Hoàng và Mai Thạch Hoành (1996). Các giống khoai lang thức ăn gia súc KL-1, KL-2 và KL-5 dùng làm thức ăn gia súc cho hiện tại và trong tương lai. Kết quả nghiên cứu khoa học của NCS quyển VI, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Thế Yên(1999). Nghiên cứu chọn tạo giống khoai lang làm thức ăn gia súc cho vùng đồng bằng sông Hồng (1993 - 1999). Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam.