XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH CHO NHÃN EDOR TRONG MÙA MƯA VÀ MÙA NẮNG

Ngày nhận bài: 05-04-2017

Ngày duyệt đăng: 10-07-2017

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Tùng, N., Vũ, N., & Ơn, Đỗ. (2024). XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH CHO NHÃN EDOR TRONG MÙA MƯA VÀ MÙA NẮNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(6), 826–833. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/403

XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM THU HOẠCH CHO NHÃN EDOR TRONG MÙA MƯA VÀ MÙA NẮNG

Nguyễn Thanh Tùng (*) 1 , Ngô Hùng Vũ 1 , Đỗ Văn Ơn 1

  • 1 Bộ môn Công nghệ sau thuhoạch, Viện cây ăn quả miền Nam
  • Từ khóa

    Nhãn Edor, ngày thu hoạch, mùa mưa, mùa nắng, tồn trữ

    Tóm tắt


    Việc xác định thời điểm thu hoạch nhãn Edor đạt chất lượng là một trong những vấn đề khó khăn cho nhà vườn lẫn người thu mua trong quá trình sản xuất và thương mại. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định thời điểm thu hoạch tốt nhất cho nhãn Edor. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên hai yếu tố (mùa vụ thu hoạch và giai đoạn thu hoạch). Nhãn Edor được thu hoạch ở các thời điểm 105, 112, 119, 126, 133 và 140 ngày sau đậu trái trong mùa nắng (tháng 2 đến tháng 6) và mùa mưa (tháng 7 đến tháng 1). Kết quả ghi nhận nhãn Edor thu hoạch trong mùa mưa cho chất lượng tốt hơn so với mùa nắng. Nhãn Edor thu hoạch ở độ chín 119 và 126 ngày sau khi đậu trái trong mùa mưa và mùa nắng có vị đặc trưng, màu vỏ từ vàng nâu sáng sang vàng nâu, cho chất lượng cao ở thời điểm thu hoạch và duy trì trong quá trình bảo quản 4 ngày ở 20oC. Nhãn Edor thu hoạch 105 và 112 ngày sau khi đậu trái có chất lượng thấp và thu hoạch 133 ngày sau đậu trái trở đi ảnh hưởng tới khả năng bảo quản sau thu hoạch.

    Tài liệu tham khảo

    Casierra-Posada, F., and Aguilar-Avendano, O.E. (2009). Incidence of Maturity Stage on Tomato (Solanum lycopersicum L.) Fruit Quality. Acta Hort. 821, ISHS 2009.

    Chen, M., Lin, H., Zhang, S., Lin, Y., Chen, Y., and Lin, Y. (2015). Effects of Adenosine Triphosphate (ATP) Treatment on Postharvest Physiology, Quality and Storage Behavior of Longan Fruit. Food Bioprocess Technol.

    Gupta, N., and Jawandha, S. K. (2010). Influence of Maturity Stage on Fruit Quality during Storage of ‘Earli Grande’ Peaches. Not Sci Biol., 2(3): 96-99.

    Nguyễn Thanh Tùng, Đỗ Văn Ơn, Đặng Linh Mẫn, Dương Thị Cẩm Nhung, Phạm Hoàng Lâm, và Nguyễn Văn Phong (2013). Đánh giá chất lượng và khả năng tồn trữ của chôm chôm ở các hình thức sản xuất khác nhau ở ĐNB và ĐBSCL. Báo cáo hàng năm 2013. Viện cây ănquả miền Nam

    Su, Y.R., and Yang, B.D. (1996). Experiments on storage of postharvest longan fruit at ambient temperature. Fujian Fruits 24, 14-17.

    Trần Văn Hâu và Đỗ Minh Huân (2011). Khảo sát đặc điểm sinh trưởng, sự ra hoa và phát triển trái nhãn e-dor (Dimocarpus longanLour.) tại huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.Tạp chí Khoa học. Trường đại học Cần Thơ, 20b: 129-138.

    Wong, K.C. (2000). Longan production in asia. FAO, 2000/20.