Ngày nhận bài: 21-03-2017
Ngày duyệt đăng: 24-04-2017
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NĂNG SUẤT VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA CỎ TAIWANESE NAPIER NHẬP TỪ THÁI LAN TRỒNG TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Từ khóa
Taiwanese Napier, cỏ voi, năng suất, giá trị dinh dưỡng
Tóm tắt
Một thí nghiệm khảo sát năng suất và giá trị dinh dưỡng của cỏ Taiwanese Napier nguồn gốc Đài Loan, nhập về Việt Nam từ Thái Lan đã được tiến hành. Cỏ Taiwanese Napier được trồng và theo dõi các chỉ tiêu về năng suất, giá trị dinh dưỡng so với 3 cỏ đối chứng là cỏ voi, cỏ voi tía và cỏ VA06. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi giống cỏ được trồng trên 3 ô có diện tích là 10m2tại vườn cỏ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Tính trung bình qua 3 lứa cắt, năng suất chất xanh của cỏ Taiwanese Napier đạt 79,43 tấn/ha, năng suất chất khô 14,97 tấn/ha, năng suất protein 1,80 tấn/ha, khối lượng chất khô tích lũy 324,68 kg/ha/ngày. Hàm lượng vật chất khô của cỏ Taiwanese Napier là 18,84%, trong đó protein thô chiếm 12,04%. Sau khi khảo sát năng suất và giá trị dinh dưỡng, thí nghiệm trên dê được tiến hành tại trại chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam để xác định hệ số choán và tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của 4 giống cỏ. Bốn dê đực lai (Jumnapari x Saanen) 6 tháng tuổi, khối lượng 16 ± 0,5 kg được chia thành 4 lô theo mô hình ô vuông Latin. Mỗi dê được cho ăn tự do một trong 4 giống cỏ. Kết quả cho thấy, cỏ Taiwanese Napier có hệ số choán thấp nhất là 1,12, tỷ lệ vật chất khô, protein thô và NDF tiêu hóa tương ứng là 59,34%, 45,33% và 55,18%.
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Đình Nguyên (2013). Năng suất, chất lượng và sử dụng một số giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi ngựa. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Phạm Văn Phúc (2010). Khảo sát một số nguồn thức ăn thô và trồng khảo nghiệm một số giống cỏ làm thức ăn cho trâu bò tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên. Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Bùi Quang Tuấn (2005). Ảnh hưởng của tuổi thu hoạch đến năng suất và chất lượng thức ăn của cỏ voi (Pennisetum purpureum), cỏ ghi nê (Panicum maximum) trồng tại Đan Phượng, Hà Tây. Tạp chí KHKT Nông nghiệp, 3: 202-206.
Bùi Quang Tuấn, Nguyễn Xuân Trạch, Phạm Văn Cường (2008). Giá trị thức ăn chăn nuôi của một số giống cao lương trong mùa đông tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 4(1): 52-55.
Wardeh MF. (1981). Models for Estimating Energy and Protein Utilization for Feeds. PhD Thesis. Utah State University, Logan, UT, USA.
Wong C.C. (1991). A review of forage screening and evaluation in Malaysia. In Grassland and forage production in Southeast Asia Proceeding, 1: 61-68.
Van Soest P.J., J.B. Robertson and B.A. Lewis (1991). Methods for dietary fiber, neutral detergent fiber, and nonstarch polysaccharides in relation to animal nutrition. Dai Scie., 74: 3583-3597.
Xande A., R. Garcia-Trujillo and O. Caceres (1989). Feeds of the humid tropics (West Indies). In: Jarrige R. (Ed.) Ruminant Nutrition, Recommended Allowances and Feed Tables. INRA, Paris, pp. 347-362.