TÁC ĐỘNG CỦA THAM GIA LIÊN KẾT TRONG SỬ DỤNG NGÔ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI LỢN Ở SƠN LA

Ngày nhận bài: 11-11-2016

Ngày duyệt đăng: 07-04-2017

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Trung, T., Châu, L., & Học, N. (2024). TÁC ĐỘNG CỦA THAM GIA LIÊN KẾT TRONG SỬ DỤNG NGÔ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI LỢN Ở SƠN LA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 15(2), 253–261. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/358

TÁC ĐỘNG CỦA THAM GIA LIÊN KẾT TRONG SỬ DỤNG NGÔ LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI LỢN Ở SƠN LA

Trần Quang Trung (*) 1 , Lê Thị Minh Châu 1 , Nguyễn Đăng Học 1

  • 1 Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Ngô, liên kết, thức ăn chăn nuôi, thu nhập của hộ

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm phân tích khả năng tham gia các mô hình liên kết trong sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi đối với các hộ chăn nuôi lợn ở Sơn La. Số liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập thông quan phỏng vấn trực tiếp từ 690 hộ nông dân chăn nuôi lợn ở các huyện Vân Hồ, Mộc Châu và Mai Sơn (Sơn La). Kiểm định Chi-Bình phương được sử dụng để kiểm định sự khác nhau về đặc điểm giữa các nhóm hộ có tham gia liên kết và không tham gia liên kết. Phân tích hồi quy Probit được sử dụng để phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tham gia liên kết trong sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi của hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt đáng kể về lợi ích kinh tế giữa hộ tham gia các mô hình liên kết trong sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi với hộ không tham gia.Một kết quả khác của nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các nhân tố như trình độ, giới tính, dân tộc, quy mô sản xuất, địa vị xã hội có ảnh hưởng thuận chiều đến khả năng tham gia liên kết trong sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi của hộ, trong đó ảnh hưởng của quy mô sản xuất là đáng kể nhất. Các nhân tố có ảnh hưởng ngược chiều đến khả năng tham gia liên kết của hộ là độ tuổi của chủ hộ và số nhân khẩu của hộ. Một số khuyến nghị về việc hoàn thiện thể chế để tăng tính bền vững và tăng khả năng tham gia của hộ chăn nuôi lợn vào các mô hình liên kết trong sử dụng ngô làm thức ăn chăn nuôi được đề cập ở phần cuối của nghiên cứu.

    Tài liệu tham khảo

    Duy Phương (2014). Nỗi buồn được mùa ngô, http://daidoanket.vn/index.aspx?Menu = 1372& chitiet = 88543&Style = 1, truy cập ngày 8/9/2016.

    Kiều Thiện và Tráng Đinh Minh (2014). Sơn La- Dân lo lắm vì... khắp nơi được mùa ngô, http://danviet.vn/canh-bao-nong-nghiep/son-la-dan-lo-lam-vi-khap-noi-duoc-mua-ngo-474552.html, truy cập ngày 9/9/2016.

    Nguyễn Tuấn Sơn (2009). Đánh giá khả năng cạnh tranh của sản xuất ngô và đậu tương làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 7(3): 377-386.

    Pham Thi Phuong Lien, N. T. Thinh, D. Brennan, S. Marsh and B. H. Nguyen (2010). Small-Medium Enterprises in the Livestock Feed Sector in Vietnam-Volume I: Livestock Feed Production, CARD Project 030/06 VIE, Institute of Policy and Strategy for Agriculture and Rural Development, Hanoi, Vietnam.

    SBO (2012). Vietnam Feed Industry, Swiss Business Office in Vietnam, Retrieved from www.osec.ch/de/filefield-private/files/41388/field_blog.../8181, Available on February 26, 2012.

    Cục thống kê tỉnh Sơn La (2016). Niên giám thống kê Sơn La 2015, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

    Tổng cục thống kê (2016). Số liệu thống kê nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Truy cập từ https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid = 717, truy cập ngày 12/09/2016.