Ngày nhận bài: 07-02-2017
Ngày duyệt đăng: 03-04-2017
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM A (H5N1, H5N6 VÀ H7N9) TẠI MỘT SỐ CHỢ Ở CÁC TỈNH BIÊN GIỚI PHÍA BẮC GIÁP TRUNG QUỐC
Từ khóa
Sự lưu hành, virus cúm A/H5N6, H5N1, H7N9; Realtime - PCR
Tóm tắt
Với mục đích khảo sát sự lưu hành của virus cúm A (H5N6, H5N1 và H7N9) trên địa bàn 5 tỉnh biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc, chúng tôi đã thu thập 1.500 mẫu swab gộp của gà, vịt và chim tại 15 chợ trong thời gian từ tháng 7/2015 đến 7/2016, kiểm tra sự có mặt của virus cúm bằng phương pháp Realtime - PCR. Kết quả xác định được 343 mẫu dương tính với virus cúm typ A, chiếm tỷ lệ 22,86%; mẫu dương tính này phân bố ở cả 5 tỉnh nghiên cứu. Có 69 mẫu dương tính với virus cúm subtype H5, chiếm tỷ lệ 4,6%; phân bố ở 4 tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng và Lào Cai (riêng tỉnh Lai Châu không có mẫu dương tính). Xác định virus cúm subtype N6, phát hiện 49 mẫu dương tính, chiếm tỷ lệ 3,27%. Tỷ lệ này lần lượt là Lạng Sơn 6,00%, Quảng Ninh 5,00%, Cao Bằng 2,33% và Lào Cai là 3,00%; tỉnh Lai Châu không có mẫu dương tính. Nghiên cứu đã phát hiện 7 mẫu dương tính với virus cúm gia cầm H5N1 trong tổng số 1.500 mẫu swab (0,47%) tại các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Chưa phát hiện thấy mẫu dương tính với virus cúm gia cầm subtype H7, N9 ở tất cả các mẫu xét nghiệm. Như vậy, cho đến thời điểm hiện tại, chưa phát hiện mẫu tại Việt Nam nhiễm virus cúm A/H7N9.
Tài liệu tham khảo
Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm (2014). Báo cáo công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
Bùi Quang Anh (2005). Báo cáo về dịch cúm gia cầm, Hội nghị kiểm soát dịch cúm gia cầm khu vực châu Á do FAO, OIE tổ chức, từ 23 - 25 tháng 2 năm 2005, thành phố Hồ Chí Minh.
Cục Thú y (2016). Báo cáo chuyên đề Công tác thú y năm 2016 và kế hoạch công tác Thú y năm 2017, tr. 3
Cảnh giác với bệnh cúm gia cầm A/H5N1 và H5N6 (2016). Http://www.quangninh.gov.vn/viVN/so/so nongnghiepptnt/Trang/Tin-chiti.aspx?newsid = 906&cid = 3&dt= 2016-04-28. Cập nhật 23/2/2016.
Chủ động ứng phó với dịch cúm gia cầm (2017). http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/chu-dong-ung-pho-voi-dich-cgc-.aspx. Cập nhật 23/2/2016.
FAO - Laboratory protocols and algorithms avian influenza A(H7N9) (2013). http://www.fao.org/ docrep/019 /i3596e/i3596e.pdf.
Food and Agriculture Organization of the United Nations (2015). Bản tin ECTAD Việt Nam.
Food and Agriculture Organization animal health service/EMPRES (2017). Cập nhật tình hình cúm gia cầm A/H7N9 tại Trung Quốc (H7N9 situation update). http://www.cucthuy.gov.vn/Pages/cap-nhat-tinh-hinh-cum-gia-cam-a-h7n9-tai-trung-quoc-.aspx. Cập nhật ngày 20/2/2017.
Hans G Heine, Adam J Foord, Jianning Wang, Stacey Valdeter, Som Walker, Chris Morrissy, Frank YK Wong and Brian Meehan (2015). Detection of highly pathogenic zoonotic influenza virus H5N6 by reverse-transcriptase quantitative polymerase chain reaction, Virology Journal, 12: 18.
Lê Văn Năm (2004). Bệnh cúm gia cầm, Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, XI(1): 81-86.
Lưu Hữu Mãnh, Nguyễn Bá Thành, Trương Thị Kim Dung, Đặng Thanh Tùng, Nguyễn Hiền Trung, Xầm Văn Lang, Chau Bora, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2009). Một số kết quả nghiên cứu về cúm gia cầm (Avian Influenza) ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học, Trường đại học Cần Thơ, 11: 237-245.
OIE (2016). Immediate notifications and follow-up reports of highly pathogenic avian influenza (types H5 and H7). http://www.oie.int/en/animal-health-in-the-world/update-on-avian-influenza/2016. Cited 28/3/2017.
QCVN 01-83:2011/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bệnh động vật - Yêu cầu chunglấy mẫu bệnh phẩm, bảo quản và vận chuyển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.