CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrumsp.)CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

Ngày nhận bài: 17-03-2016

Ngày duyệt đăng: 05-05-2016

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Phượng, P., & Liết, V. (2024). CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrumsp.)CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(4), 510–517. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/278

CHỌN TẠO GIỐNG HOA LAN HUỆ (Hippeastrumsp.)CÁNH KÉP THÍCH NGHI TRONG ĐIỀU KIỆN MIỀN BẮC VIỆT NAM

Phạm Thị Minh Phượng (*) 1 , Vũ Văn Liết 1

  • 1 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Cánh kép, hoa Lan huệ, lai tạo giống, Việt Nam

    Tóm tắt


    Những năm gần đây, Lan huệ ở Việt Nam có màu sắc, hình dạng, kích thước và chủng loại rất đa dạng, tuy nhiên nguồn cung cấp giống còn hạn chế, giá củ giống cao, đặc biệt là các giống hoa cánh kép. Để tạo được các giống hoa Lan huệ cánh kép sử dụng nguồn gen hoa Lan huệ Việt Nam, sáu phép lai hữu tính giữa 6 mẫu giống Lan huệ Việt Nam (sử dụng làm mẹ) với 2 giống Lan huệ cánh kép nhập nội (sử dụng làm bố) đã được thực hiện tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam từ năm 2012. Kết quả đã tạo được 6 quả lai với số hạt trên quả từ 92 hạt (TH3) đến 145 hạt (TH1), tỉ lệ nảy mầm của hạt đạt từ 33,3% (TH14) đến 85,7% (TH9) và tạo được 286 cây lai. Qua đánh giá 111 cây Lan huệ lai trong năm 2015 về các chỉ tiêu phù hợp mục đích sử dụng làm hoa chậu hoặc hoa cắt cành, nghiên cứu đã lựa chọn được 29 cây lai trong đó 13 cây bán kép và 16 cây kép. Các cây lai có sự đa dạng về màu sắc (màu đỏ cam, đỏ cờ, đỏ nhung, hồng, trắng sọc đỏ hoặc đỏ sọc trắng…). Số cánh hoa trên bông dao động từ 7,7 cánh đến 17,0 cánh, hoa có mùi thơm hoặc không. Đường kính bông hoa từ 12,2cm (TH1-25) đến 18,2cm (TH12-17) và độ bền hoa trên cụm từ 5 ngày (TH12-49) đến 14 ngày (TH3-3 và TH12-23). Đây là các vật liệu có giá trị cho công tác đánh giá, chọn tạo giống Lan huệ cánh kép Việt Nam và nghiên cứu xây dựng biện pháp kỹ thuật để phổ biến giống ra sản xuất.

    Tài liệu tham khảo

    Meerow, A. W. (1988). New trends in amaryllis (Hippeastrum) breeding. Proc. Fla. State Hort. Soc., 101: 285-287.

    Meerow, A. W. (2000). Breeding amaryllis, In: Breeding ornametal plants, Callaway D.I. and M.B. Callaway (Eds.). Portland. OR, pp. 174-195.

    Ming-Chung Liu, Der-Ming Yeh (2015). “ T.S.S. No.1- Pink Pearl”: A Double- Flowered and Fragrant Amaryllis Cultivar, HortScience, 50(10): 1588-1590.

    Nguyễn Thị Đỏ (2007). Thực vật chí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Tập 8.

    Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ. Thành phố Hồ Chí Minh.

    Pham Thi Minh Phuong, Shiro Ishiki, and Ikuo Miyajima (2014). Genetic variation of Hippeastrum accessions in Vietnam. J. Fac. Agr. Kyushu Univ, 59(2): 235-241.

    Phạm Thị Minh Phượng, Trần Thị Minh Hằng, Vũ Văn Liết (2014). Chọn tạo giống hoa Lan huệ (Hippeastrum Herb.) bằng phương pháp lai hữu tính giữa nguồn gen bản địa và nhập nội ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Phát triển, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 12(4): 522-531.

    Phạm Thị Minh Phượng và Nguyễn Thị Thanh (2016). Nghiên cứu lai tạo hoa Lan huệ cánh đơn tại Hà Nội. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn (đã chấp nhận in).

    Read, V.M. (2004). Hippeastrum: The gardener’s amaryllis. Royal Horticultural Society Plant Collector Guide. Timber Press, Cambridge (UK).

    Traub, H. P. and H. N. Moldenke (1949). Amaryllidaceae: Tribe Amaryllis. Amer. Plant Life Soc., La Jolla (United States), 194: 133-134.

    Trịnh Thị Mai Dung, Nguyễn Hạnh Hoa, Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Anh Đức, Bùi Ngọc Tấn, Phạm Thị Minh Phượng (2015). Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của tập đoàn hoa Lan huệ Việt Nam (Hippeastrum Herb). Tạp chí khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 2(55): 101-108.