Ngày nhận bài: 13-10-2015
Ngày duyệt đăng: 03-05-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TANIN TRONG CHÈ XANH ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ DẠ CỎ CỦA BÒ SỮA
Từ khóa
Bò tiết sữa, phát thải khí mêtan, phụ phẩm chè xanh, tanin
Tóm tắt
Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung tanin từ phụ phẩm chèxanh tới lượng thu nhận các chất dinh dưỡng, năng suất sữa, hiệu quả sử dụng thức ăn, mức độ và cường độ phát thải khí mêtan (CH4) của bò đang tiết sữa đã được đánh giá thông qua hai đợt thí nghiệm từ tháng 2 đến tháng 5/2015 (đợt 1) và từ tháng 6 đến tháng 9/2015 (đợt 2), mỗi đợt kéo dài 105 ngày (15 ngày nuôi thích nghi và 90 ngày thí nghiệm). Ở mỗi đợt thí nghiệm, 12 bò Holstein Friesian đang tiết sữa ở tháng 3-5, chu kỳ tiết sữa 2-6, có khối lượng trung bình 575,27 kg và năng suất sữatrung bình 22,13 kg/con/ngày được phân thành 4 lô: lô đối chứng (ĐC, khẩu phần cơ sở) và ba lô thí nghiệm được ký hiệu KP0.3, KP0.5 và KP0.7 tương ứng với ba mức 0,3%, 0,5% và 0,7% tanin (% DM) thông qua việc bổ sung bột phụ phẩm chè xanh vào khẩu phần cơ sở. Kết quả cho thấy khẩu phần bổ sung taninđã làm tăng lượng thu nhận ME (1,15%, 1,96% và 5,7%) và CP (1,49%, 2,99% và 7,09%) tương ứng với các lô KP0.3, KP0.5 và KP0.7 so với lô ĐC. Trong đó, mức bổ sung 0,3% và 0,5% tanin không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng nhưng mức bổ sung 0,7% tanin đã làm giảm tỷ lệ tiêu hóa (giảm 5% đến 10% tùy theo chất dinh dưỡng tiêu hóa). Bổ sung tanin đã làm tăng năng suất sữa (4,59%, 8,93% và 8,74%) (P <0,05), đồng thời làm giảm lượng phát thải khí mêtan (7,47%, 22,77% và8,62%) và giảm cường độ phát thải tính cho 1 kg vật chất khô thu nhận (DMI) (8,40%; 24,06% và 17,50%) hay tính cho 1 kg sữa tiêu chuẩn (FCM) (20,70%; 31,58% và 18,36%) tương ứng với các mức bổ sung 0,3%, 0,5% và 0,7% tannin trong khẩu phần (P <0,05). Như vậy, bổ sung 0,5% tannin vào khẩu phần đã cải thiện năng suất chăn nuôi và hiệu quả môi trường.
Tài liệu tham khảo
Bhatta, R., Y. Uyeno, K. Tajima, A. Takenaka, Y. Yabumoto, I. Nonaka, O. Enishi, and M. Kurihara (2009). 'Difference in the nature of tannins on in vitro ruminal methane and volatile fatty acid production and on mêtanogenic archaea and protozoal populations. Journal of DairyScience, 92(11): 5512-5522.
Brouwer E. (1965). Report of sub-committee on constants and factors. In Energy Metabolism of Farm Animals. Academic Press, London, UK,pp. 441-443.
Goering H. K. and P. J. Van Soest (1970). Forage fiber analysis (apparatus, reagents, prosedures and some applications), USDA Agricultural Handbook, p.37.
Grainger C., T. Clarke, M. J. Auldist, K. A. Beauchemin, S. M. McGinn, G. C. Waghorn and R. J. Eckard (2009). Potential use of Acacia mearnsii condensed tannins to reduce methane emissions and nitrogen excretion from grazing dairy cow. Can. J. Anim. Sci., 89: 241-251.
Hegarty R. S., D. Alcock, D. L. Robinson, J. P. Goopy, P. E. Vercoe (2010). Nutritional and flock management options to reduce methane output and methane perunit product from sheep enterprises. Animal Production Science,50: 1026-1033.
Hu, W. L., J. X. Liu, J. A.Ye, Y. M. Wu, Y. Q. Guo (2005). Effect of tea saponin on rumen fermentation in vitro. Anim. Feed Sci. Technol., 120:333-339.
Huang, X. D., J. B. Liang, H. Y. Tan, R. Yahya, B. Khamseekhiew, Y. W. Ho (2010).Molecular weight and protein binding affinity of Leucaena condensed tannins and their effects on in vitro fermentation parameters. Anim. Feed Sci. Technol., 159: 81-87.
Jayanegara A., F. Leiber and M. Kreuzer (2012). Meta-analysis of the relationship between dietary tannin level and methane formation in ruminants from in vivo and in vitro experiments. Journal of Animal Physiology and Animal Nutrition, 96: 365-375.
Johnson, K. A. and D. E. Johnson (1995). Methane emissions from cattle. Journal of Animal Science, 73(8): 2483-2492.
Leng, R. A. (2008). The potential of feedingnitrate to reduce enteric methane production in ruminants. Commonwealth Government, Canberra.
Madsen J., B. S. Bjerg, T. Hvelplund, M. R. Weisbjerg, P. Lund (2010). Methane and carbon dioxide ratio in excreted air for quantification of the methane production from ruminants. Livestock Science, 129: 223-227.
Makkar, H. P. S. (2003). Quantification of Tannins in Tree and Shrub Foliage: A Laboratory Manual;.Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, TheNetherlands.
Mao, H. L., J. K. Wang, Y. Y. Zhou, J. X. Liu (2010). Effects of addition of tea saponins and soybean oil on methane production, fermentation and microbial population in the rumen of growing lambs. Livest. Sci., 129: 56-62.
Martin C., J. Rouel, J. P. Jouany, M. DoreauandY. Chilliard (2008). 'Methane output and diet digestibility in response to feeding dairy cows crude linseed, extruded linseed, or linseed oil. J. Anim. Sci., 86: 2642-2650.
Nguyễn Tiến Dũng (2015). Việt Nam nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp. Báo công thương ngày 10/3/2015. Truy cập 15/3/2016. http://baocongthuong.com.vn/viet-nam-no-luc-giam-phat-thai-khi-nha-kinh-trong-nong-nghiep.html.
NRC (2001). Nutrient requirements of dairy cattle (7 revised edition ed.). National Academy Press, Washington, DC.
O’Mara F. P., K. Beauchemin, M. Kreuzer andT. A. McAllister (2008). Reduction of greenhouse gas emissions of ruminants through nutritional strategies, in P. Rowlinson, M. Steele andA. Nevzaoui (eds), Livestock and Global Climate Change. Cambridge University Press, pp. 40-43.
Patra A. K., D. N. Kamra andN. Agarwal (2006). Effect of plant extracts on in vitro mêtanogenesis, enzyme activities and fermentation of feed in rumen liquor of buffalo. Anim. Feed Sci. Technol., 128:276-291.
Puchala, R., G. Animut, A. K. Patra, G. D. Detweiler, J. E. Wells, V. H. Varel, T. Sahlu, A. L. Goetsch (2012). Effects of different fresh-cut forages and their hays on feed intake, digestibility, heat production, and ruminal methane emission by Boer x Spanish goats. J. Anim. Sci., 90: 2754 - 2762.
Ramdani, D., A. S. Chaudhry and C. J. Seal (2013). Chemical Composition, Plant Secondary Metabolites, and Minerals of Green and Black Teas and the effect of different Tea-to-Water Ratios during Their Extraction on the Composition of Their Spent Leaves as Potential Additives for Ruminants. Journal of Agriculture and food chemistry, 61(20): 4961-4967.
Sophea I. V. and T. R. Preston (2011). Effect of different levels of supplementary potassium nitrate replacing urea on growth rates and methane production in goats fed rice straw, mimosa foliage and water spinach. Livestock Research for Rural Development, 23(4).
Tamminga S., (1992). Nutrition management of dairy cows as a contribution to pollution control. Journal of Dairy Science, 75: 345-357.
TCVN 4325:2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi -Lấy mẫu.
TCVN 4326:2001. Tiêu chuẩn Việt nam thức ăn chăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng các chất bay hơi khác.
TCVN 4327:2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi - Xác định tro thô.
TCVN 4328:2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi -Xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô.
TCVN 4331:2001. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng chất béo.
TCVN 5860:2007. Sữa và sản phẩm sữa -lấy mẫu và phân tích.
Tiemann, T. T., C. E. Lascano, H. R. Wettstein,A. C. Mayer, M. Kreuzer and H. D. Hess (2008). Effect of the tropical tannin-rich shrub legumes Calliandra calothyrsus and Flemingia macrophylla on methane emission and nitrogen and energy balance in growing lambs. Animal, 2:790-799.
Waghorn G. C.(1990). Beneficial effects of low concentrations of condensed tannins in forages fed to ruminants,In:Akin D. E., L. G. Ljungdahl, J. R. Wilson andP. J. Harris (Eds.), Microbial and plant opportunities to improve lignocellulose utilization by ruminants. New York.
Waghorn G. C., M. H. TavendaleandD. R. Woodfield (2002). Methanogenesis from forages fed to sheep. Proc.N. Z. Grassland Assoc., 64:167-171.
WoodwardSL, Waghorn GC, Laboyrie PG (2004). Condensedtannins in birdsfoot trefoil (Lotus corniculatus) reduce methane emissions fromdairy cows. Proceedings ofthe New Zealand Society of Animal Production, 64:160-164.