Ngày nhận bài: 11-10-2015
Ngày duyệt đăng: 28-01-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
XÁC ĐỊNH BỆNH GIUN ĐŨA Ở MÈO (Toxocariasis) TẠI VIỆT NAM DO LOÀI MỚI Toxocara malaysiensisGÂY RABẰNG PHƯƠNG PHÁP SO SÁNH CHUỖI GEN VÀ PHÂN TÍCH PHẢ HỆ
Từ khóa
atp6, ITS2, PCR, phả hệ, phân loại, ty thể, Toxocara malaysiensis
Tóm tắt
Toxocariasis là bệnh giun đũa chó mèo do các loài thuộc giống Toxocara, họ Toxocaridae, lớp Nematoda, bao gồm Toxocara canis (T. canis), Toxocara cati (T. cati) và Toxocara malaysiensis (T. malaysiensis), có khả năng truyền lây sang người. Ở Malaysia và Trung Quốc còn phát hiện mèo nhiễm thêm một loài giun đũa khác, đó là loài mới T. malaysiensis trong khi các nước khác chưa có thông tin về loài này. Mục đích của nghiên cứu này là phân tích đặc điểm chuỗi gen atp6 (hệ gen ty thể) và ITS2 (hệ gen nhân tế bào) để xác định phân loại của 15 chủng Toxocara sp thu thập từ mèo ở các huyện Thường Tín và Thanh Oai (Hà Nội, Việt Nam). Kết quả sắp xếp đối chiếu trình tự nucleotide của gen atp6 cho thấy 15 chủng Toxocara sp trên mèo của Việt Nam có mức độ đồng nhất đạt 99,3-100% với loài Toxocara malaysiensis. Trong khi đó với T. cati, tỷ lệ này chỉ là 89,6-90,1%; với T. canis là 86,7-87,9% và với T. vitulorum là 80,5-88,4%. Khoảng cách di truyền giữa các chủng Toxocara trên mèo của Việt Nam gần như không sai khác với loài T. malaysiensis, nhưng lại rất xa với loài T. cati. Phân tích phả hệ dựa trên chỉ thị gen atp6 và ITS2 khẳng định, 15 chủng Toxocara sp. trên mèo của Hà Nội, Việt Nam cùng nhóm vớiT. malaysiensis trong khi đó các chủng của loài T. cati, T. canis, T. vitulorum và loài Toxascaris leonina (nhóm ngoại hợp) tách biệt hoàn toàn nằm trong các nhóm tương ứng của chúng. Nghiên cứu này cung cấp thêm một số đặc điểm về gen học và phân loại của T. malaysiensis và cũng là công bố đầu tiên về loài mới này, có nguồn gốc tại Việt Nam, tạo cơ sở cho giám sát dịch tễ học trong cộng đồng.
Tài liệu tham khảo
Anh NTL, Thuy DT, Hoan DH, Dung DT (2015). Levels of Toxocara infections in dogs and cats from urban Viet Nam together with associated risk factors for transmission. J Helminthol 2015 Jul 30: 1-3 [Epub ahead of print].
De NV, Trung NV, Duyet LV, Chai JY (2013). Molecular diagnosis of an ocular toxocariasis patient in Viet Nam. Korean J Parasitol. 51(5): 563-567.
Fan CK, Holland CV, Loxton K, Barghouth U (2015). Cerebral Toxocariasis: Silent Progression to Neurodegenerative Disorders? Clin Microbiol Rev., 28(3): 663-686. Review.
Fisher M (2003). Toxocara cati: an underestimated zoonotic agent. Trends Parasitol.,19(4): 167-70. Review.
Gibbons LM, Jacobs DE, Sani RA (2001). Toxocara malaysiensis n. sp. (Nematoda: Ascaridoidea) from the domestic cat (Felis catus Linnaeus, 1758). J Parasitol.,87: 660-665.
Li MW, Zhu XQ, Gasser RB, Lin RQ, Sani RA, Lun ZR, et al (2006). The occurrence of Toxocara malaysiensis in cats in China, confirmed by sequence based analyses of ribosomal DNA. Parasitol Res., 99: 554-557.
Macpherson CN (2013). The epidemiology and public health importance of toxocariasis: a zoonosis of global importance. Int J Parasitol., 43: 999-1008.
McGuinness SL, Leder K (2014). Global Burden of Toxocariasis: A Common Neglected Infection of Poverty. Curr Trop Med Rep., 1: 52-61.
Moreira GM, Telmo Pde L, Mendonça M, Moreira AN, McBride AJ, Scaini CJ, Conceição FR (2014). Human toxocariasis: current advances in diagnostics, treatment, and interventions. Trends Parasitol.,30(9): 456-64.
Tamura K, Stecher G, Peterson D, Filipski A, Kumar S (2013). MEGA6: Molecular Evolutionary Genetics Analysis Version 6.0.Mol Biol Evol., 30: 2725-2729.
Woodhall DM, Eberhard ML, Parise ME (2014). Neglected parasitic infections in the United States: toxocariasis. Am J Trop Med Hyg.,90(5): 810-813.
Zhu XQ, Jacobs DE, Chilton NB, Sani RA, Cheng NA, Gasser RB (1998). Molecular characterization of a Toxocara variant from cats in Kuala Lumpur, Malaysia. Parasitol.,117(2): 155-164.