ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG DẦU BÔNG ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ DẠ CỎ CỦA BÒ SỮA

Ngày nhận bài: 30-10-2015

Ngày duyệt đăng: 14-01-2016

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hiệp, T., Đăng, P., & Thắng, C. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG DẦU BÔNG ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ DẠ CỎ CỦA BÒ SỮA. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(1), 28–35. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/255

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG DẦU BÔNG ĐẾN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ PHÁT THẢI KHÍ MÊTAN TỪ DẠ CỎ CỦA BÒ SỮA

Trần Hiệp (*) 1 , Phạm Kim Đăng 2 , Chu Mạnh Thắng 3

  • 1 Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Chăn nuôi,Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Chăn nuôi quốc gia
  • Từ khóa

    Bò sữa, cường độ phát thải khí mêtan, dầu bông

    Tóm tắt


    Ảnh hưởng của khẩu phần bổ sung dầu bông tới lượng thu nhận các chất dinh dưỡng, năng suất sữa, hiệu quả sử dụng thức ăn, mức độ và cường độ phát thải khí mêtan (CH4) của bò đang tiết sữa đã được đánh giá thông qua một thí nghiệm kéo dài từ tháng 2 đến tháng tháng 9/2015. Thí nghiệm được tiến hành trên 24 bò Holstein Friesian đang tiết sữa ở tháng 3-5, chu kỳ tiết sữa 2-6, có khối lượng trung bình 575,3 kg và sản lượngsữa trung bình 22,1 kg/con/ngày được phân thành 4 lô, lặp lại 6 lần, bao gồm: lô đối chứng (ĐC, khẩu phần cơ sở) và ba lô thí nghiệm ăn khẩu phần cơ sở và được bổ sung dầu bông ở mức 1,5%;3,0% và 4,5% (% VCK) tương ứng KP1,5;KP3,0 và KP4,5. Kết quả cho thấy các lô ăn khẩu phần bổ sung dầu bông ở mức 1,5-4,5% đã làm tăng lượng chất khô thu nhận 3,39- 6,82% và tăng năng lượng thu nhận 6,25-14,43%, nhưng làm giảm tỷ lệ tiêu hóa VCK khẩu phần 0,3-6,7% (ở mức 3,0-4,5%) so với việc không bổ sung dầu. Bổ sung dầu bông làm tăng năng suất sữa 5,4-12,2% và làm giảm cường độ phát thải khí mêtan tính trên đơn vị sản xuất sữa tiêu chuẩn (l/kg FCM) 18,8- 37,9%so với việc không bổ sung dầu. Việc bổ sung dầu bông ở mức 1,5-3,0 trong khẩu phần cho kết quả tối ưu nhất, làm tăng hiệu quả chăn nuôi, giảm phát thải khí CH4ra môi trường.

    Tài liệu tham khảo

    Machmuller, A, Ossowski, D. A., Kreuzer, M.(2000). Comparative evaluation of the effects of coconut oil, oilseeds and crystalline fat on methane release, digestion and energy balance in lambs. Anim. Feed Sci. Technol., 85(1-2): 41-60.

    Czerkawski, J.W.(1969). Methaneproduction in ruminants and its significance. World review of nutrition and dietetics,11:240.

    Dohme, F., Machmüller, A., Wasserfallen, A., Kreuzer, M. (2001). Ruminal methanogenesis as influenced by individual fatty acids supplemented to complete ruminant diets. Letters in Applied Microbiology,32:47-51.

    Goering, H.K., Van Soest, P.J. (1970). Forage fiber analyses (apparatus, reagents, procedures, and some applications). Agriculture handbook no. 379, Agriculture Research Service USDA, Washington (DC), USA. 20 pp.

    Leng, R.A. (2008). The potential of feeding nitrate to reduce enteric methane production in ruminants. A Report to TheDepartmernt of Climate Change Commonwealth Government of Australia. ACT Canberra Australia.For paper and PPT presentation see http://www.penambulbooks.com/Downloads/Leng-Final%20Modified%20%2017-9-2008.pdf

    Machmüller andKreuzer (1999). Methane suppression by coconut oil and associated effects on nutrient and energy balance in sheep. Can. J. Anim. Sci.,79: 65-72.

    Machmuller, A. (2006). Medium-chain fatty acids and their potential to reduce methanogenesis in domestic ruminants. Agric. Ecosyst. Environ.,112: 107-114.

    Machmuller, A., C.R. Soliva and M. Kreuzer(2003). Effect of coconut oil and defaunation treatment on methanogenesis in sheep. Reprod. Nutr. Dev., 43: 41-55.

    Machmüller, A., Kreuzer, M.(1999). Methane suppression by coconut oil and associated effects on nutrient and energy balance in sheep. Canadian Journal of Animal Science,79:65-72.

    Madsen, J., Bjerg, B.S., Hvelplund, T., Weisbjerg, M.R., Lund, P. (2010). Methane and carbon dioxide ratio in excreted air for quantification of the methane production from ruminants. Livestock Science,129:223-227.

    Nguyễn Xuân Trạch, Mai Thị ThơmvàLê Văn Ban (2004). Giáo trình Chăn nuôi trâu bò. Nhà xuất bản Nông nghiệp,Hà Nội.

    NRC (2001). Nutrient requirements of dairy cattle (7 revised edition), National Academy Press, Washington, DC.

    Tamminga, S. (1992). Nutrition management of dairy cows as a contribution to pollution control. Journal of Dairy Science,75:345-357

    TCVN 4325:2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ănchăn nuôi - lấy mẫu.

    TCVN 4326:2001. Tiêu chuẩn Việt nam thức ănchăn nuôi - Xác định độ ẩm và hàm lượng các chất bay hơi khác.

    TCVN 4327:2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ănchăn nuôi - Xác định tro thô.

    TCVN 4328:2007. Tiêu chuẩn Việt Nam thức ănchăn nuôi - xác định hàm lượng nitơ và tính hàm lượng protein thô.

    Tổng Cục thống kê Việt Nam (2014). Trích trong báo cáo Đánh giá kết quả chăn nuôi bò sữa, bò thịt và đinh hướng phát triển đến năm 2015.