Ngày nhận bài: 26-10-2015
Ngày duyệt đăng: 14-01-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH , KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA GÀ NHIỀU NGÓN NUÔI TẠI RỪNG QUỐC GIA XUÂN SƠN,HUYỆN TÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
Từ khóa
Đặc điểm ngoại hình, gà nhiều ngón, gà bản địa
Tóm tắt
Gà nhiều ngón là một giống gà mang nguồn gen hiếm, tài nguyên sinh học quý, gắn liền với sinh kế và văn hoá của đồng bào nhiều dân tộc thuộc khu vực rừng quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn,tỉnh Phú Thọ. Nghiên cứu được tiến hành trên tổng số 60 hộ có nuôi gà nhiều ngón ở hai xã Xuân Sơn và Xuân Đài. 200 gà trưởng thành được khảo sát để mô tả các đặc điểm ngoại hình của giống. Khả năng sinh sản được đánh giá thông qua phân tích số liệu (bằng cách đặt sổ theo dõi tại hộ) và thu thập thông tin liên quan đến khả năng sinh sản của 50 gà mái.Đàn gà thịt (60 con/đàn, 30 trống và 30 mái) được nuôi đến 12 tuần để theo dõi khả năng sản xuất thịt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống gà nhiều ngón có đặc điểm ngoại hình đặc biệt, hầu hết gà trống có 6-8 ngón (99%); số con có 5 hoặc 9 ngón là rất hiếm (0,5-1,0%).Khoảng 80% gà mái có 5-7 ngón;10% có 8 ngónvàkhông gà mái nào 9 ngón.Hầu hết (95%) gà trống có màu lông nâu đỏ trong khi gà mái có rất nhiều màu lông khác nhau: màu vàng nâu, màu vàng sẫm (56%); màu xám (20%) và màu khác. Gà mái thành thục sinh dục ở 28 tuần tuổi khi khối lượng cơ thể đạt 1,25 kg. Mỗi năm, gà mái đẻ 6,3± 0,5 lứa, mỗi lứa trung bình 12trứng, tính ra sản lượng trứng trung bình là 76 quả/mái/năm. Khối lượng trứng trung bình khoảng 40g. Gà broiler nuôi 12 tuần tuổi nặng 1,1 kg. Tỷ lệ thân thịt, thịt đùi và thịt lườn tương ứng là 68%;18%; và 17%. Chất lượng thịt thơm, ngon, giá bán cao hơn từ 2,5-3 lần so với các giống gà khác.
Tài liệu tham khảo
Brandsch H. andBiil. (1978). Cơ sở của nhân giống và di truyền ở gia cầm (Nguyễn Chí Bảo dịch).Nhà xuất bản Khoa họcvà Kỹ thuật,Hà Nội, tr.129-158.
Burgos, S., Hinrichs, J., Otte, J., Pfeiffer, D. & Roland Holst, D. (2008). Poultry, HPAI and Livelihoods in Viet Nam - A Review. Mekong Team Working Paper No. 2. http://www.dfid.gov.uk/r4d/PDF/ Outputs/HPAI/wp02_2008.pdf.
Đỗ Thị Kim Chi (2011). Đặc điểm sinh học và khả năng săn suất của giống gà H’mông nuôi tại huyện Quảng Ba -Hà Giang, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Nguyễn Huy Đạt, Vũ Thị Hưng, Hồ Xuân Tùng, Nguyễn Thành Đông (2005). Nghiên cứu chọn lọc nâng cao năng suất giống gà Ri vàng rơm. Tóm tắt báo cáo khoa học năm 2004, Viện Chăn nuôi.
Eaton, D., Windig, J., Hiemstra, S. J., Van Veller, M., Trach, N. X., Hao, P. X., Doan, B. H. & Hu, R. (2006). Indicators for livestock and crop biodiversity. Report 2006/05. Center for Genetic Resources Netherlands/DLO Foundation, Wageningen.
Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (2001). Sức sống, sinh trưởng và khả năng cho thịt của giống gà Mèo, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn số 2 năm 2011.
Bùi Đức Lũng, Trần Long (1994). Nuôi giữ nguồn gen quý gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía, Kết quả bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, Nhà xuất bản Nông nghiệp.
Maltsoglou, I. & Rapsomanikis, G. (2005). The contribution of livestock to household income in Viet Nam: A household typology based analysis. Working paper, Pro-Poor Livestock Policy Initiative (PPLPI) 21, Food and Agriculture Organisation. http: //www.fao.org/Ag/agaInfo /programmes/en/ pplpi/docarc/execsumm_wp21.pdf.
Moula, M., Luc, D. D., Dang, P. K., Farnir, F., Ton, V. D., Binh, D. V., Leroy, P., Antoine-Moussiaux, N. (2011). The Richicken breed and livelihoods in North Viet Nam: characterisation and prospects. Journal of Agriculture and Rural Development in the Tropics and Subtropics, 112(1): 57-69.
Nguyễn Văn Sinh (2006). Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản suất của gà Mèo nuôi tại 3 tỉnh vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ nông nghiệp, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Su, V. V., Thien, N. V., Nhiem, D. T., Ly, V. L., Hai, N. V. & Tieu, H. V. (2004). Atlas of Farm Animal Breeds in Viet Nam.Agricultural Publisher, Hanoi, Viet Nam.
Nguyễn Chí Thành, Lê Thị Thúy, Đặng Vũ Bình, Trần Thị Kim Anh (2009). Đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của 3 giống gà địa phương: gà Hồ, gà Đông Tảo và gà Mía, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, 4: 2-10.
Tổng cục Thống kê (2013). Niên giám thống kê, Nhà xuất bản Thống kê.
Vũ Đình Tôn, Phan Đăng Thắng, Đỗ Đức Lực, Nguyễn Tuấn Sơn, Philippe Lebailly (2012). Mô hình phân tích nhu cầu tiêu dùng tại Hà Nội. Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, 2: 59-68.
WPSA working group N05 (1984). Method of dissection of broiler carcasses and description of parts. Fris JenserJ, ed. World Poultry Science Association, Frederiksberg C-Denmark. 33pp.