GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Ngày nhận bài: 24-03-2015

Ngày duyệt đăng: 08-08-2015

DOI:

Lượt xem

8

Download

1

Chuyên mục:

KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Cách trích dẫn:

Lộc, N., & Chung, Đỗ. (2024). GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(5), 850–858. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/226

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIÊU THỤ RAU THÔNG QUA HỆ THỐNG CHỢ VÀ SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Nguyễn Thị Tân Lộc (*) 1 , Đỗ Kim Chung 2

  • 1 NCS Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Kinh tế và PTNT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chợ, giải pháp, Hà Nội, sản xuất rau, siêu thị, tiêu thụrau

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này nhằm phản ánh hiện trạng tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ rau sao cho giảm thiểu rủi ro cho người sản xuất. Khảo sát các đối tượng sản xuất rau trên địa bàn thành phố cho thấy 82,31% rau được tiêu thụ qua hệ thống chợ, hệ thống siêu thị tiêu thụ4,04% sản lượng. Những hộ thuộc các hợp tác xã kiểu mới và các doanh nghiệp cung ứng 90-95% lượng sản phẩm của họ vào các siêu thị và bếp ăn tập thể, còn các hộ sản xuất thuộc các hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp bán trên 90% sản phẩm của họ ra chợ. Tiêu thụ rau thông qua chợ và siêu thị có những ưu, nhược điểm khác nhau và khẳng định Hà Nội cần tồn tại cả hai hệ thống phân phối này. Bốnnhóm giải phápđã được đề xuất: (i) Đổi mới quy hoạch, khuyến khích và xây dựng liên kết, thanh tra, giám sát, hỗ trợ xúc tiến thương mại;(ii) Hỗ trợ hình thành mô hình hợp tác xã kiểu mới và tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị sản xuất và tiêu thụ cho các tác nhân trong ngành hàng rau; (iii) Tăng cường cơ sở vật chất cho hệ thống chợ; (iv) Tăng cường thông tin và quảng bá giúp người tiêu dùng nhận diện về sản phẩm rau có nguồn gốc rõ ràng và lợi ích của việc tiêu dùng rau.

    Tài liệu tham khảo

    Carlton, D.W, Perloff. J. M (1994). Modern Industrial Organization. Haper Collin. New York.

    Bộ Công Thương (2013). Hội nghị tổng kết công tác phát triển và quản lý chợ do Bộ Công Thương tổ chức ngày 20/05/2013 tại Hà Nội.

    Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội (2014). Báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn đến quý I/2014; Phương hướng và nhiệm vụ trong thời gian tới. Tháng 3/2014.

    Cục Thống kê Hà Nội (2015). Diện tích, năng suất và sản lượng rau của Hà Nội năm 2010, 2011, 2012, 2013 và 2014.

    Chính Phủ (2013). Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về chính sách khuyến khích phát triển họp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

    Denis Sautier, D., Dao, T.A., Nguyen N.M., Moustier P., Pham C.N. (2013). Enjeux de l’agriculture periurbaine et croissance urbaine a Ha Noi». In Chaléard, J.C. (coord). Métropoles aux Suds, le défi des périphéries? Parois, Editions Karthala, p. 271-285.

    Nguyen Thi Tan Loc (2002). Le développement des magazines et des supermarchés dans la filière des légumes à Ha Noi et à Ho Chi Minh villes, Viet Nam. Memoire de Master, Montpellier: CNEARC/CIRAD, 106 pages.

    Nguyễn Thị Tân Lộc, Hoàng Việt Anh và Nguyễn Thị Hoàng Yến (2010). Thực trạng tiêu thụ rau tươi trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Công nghệ nông nghiệp Việt Nam. Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 5: 98-104.

    Sở Công Thương Hà Nội (2014). Báo cáo đánh giá hiện trạng mạng lưới phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội.

    Đỗ Kim Chung và Nguyễn Linh Trung (2015). Sự lựa chọn của người mua rau tại chợ và siêu thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 13(2): 308-315.