Ngày nhận bài: 14-12-2014
Ngày duyệt đăng: 18-05-2015
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG KHÁNG SINH TRONG CHĂN NUÔI LỢN THỊT, GÀ THỊT Ở MỘT SỐ TRẠI CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
Từ khóa
Gà thịt, kháng sinh, lợn thịt, sử dụng, trại chăn nuôi tập trung
Tóm tắt
Thí nghiệm được thực hiện tại 20 trang trại chăn nuôi lợn thịt và 20 trại chăn nuôi gà thịt tập trung trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm đánh giá tình hình sử dụng kháng sinh trong các trại chăn nuôi và phân tích tồn dư kháng sinh Oxytetracycline, Chlortetracycline, Sulfadiazine, Sulfamethazine, Doxyciline và Tylosine trong các mẫu thức ăn thu thập ở các trại chăn nuôi. Kết quả cho thấy: việc sử dụng kháng sinh cho vật nuôi ở các trang trại chăn nuôi chưa được quản lý chặt và không hợp lý; việc lựa chọn loại kháng sinh, quyết định liều lượng kháng sinh trong phòng và trị bệnh, thời gian ngừng thuốc trước khi xuất chuồng và phối hợp kháng sinh chủ yếu dựa vào khuyến cáo của các công ty sản xuất thuốc và kinh nghiệm của người chăn nuôi. Có trên 17 loại kháng sinh được sử dụng trong các trang trại chăn nuôi, các loại kháng sinh được sử dụng phổ biến là Norfloxacine (60,0%), Tylosine (60,0%), Gentamycine (55,0%), Doxycycline (55,0%), Tiamuline (50,0%), Colistine (45,0%) và Enrofloxacine (40,0%). Đã có 50% mẫu thức ăn chăn nuôi lợn thịt, gà thịt phát hiện thấy ít nhất một trong số các loại kháng sinh Tylosine (20 - 30%), Sulfadiazine (30 - 40%), Chlortetracycline (20-30%), Doxycycline (0 - 30%) và Sulfamethazine (10 - 20%). Không có mẫu vượt giới hạn cho phép.
Tài liệu tham khảo
Võ Thị Trà An, Nguyễn Ngọc Tuấn và Nguyễn Như Pho (2002). Tình hình sử dụng kháng sinh và dư lượng kháng sinh trong thịt gà tại TP Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, 9(2): 53-62.
Bộ Khoa học và Công nghệ (2007). TCVN 4325:2007: Thức ăn chăn nuôi. Lấy mẫu. (Ban hành kèm theo quyết định số 729/2007/QĐ-BKHCN ngày 08/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009). QCVN 01 - 12: 2009/BNNPTNT : Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn (Ban hành kèm theo thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Bộ Nông nghiệp và PTNT (2009). QCVN 01 - 10: 2009/BNNPTNT : Thức ăn chăn nuôi - Hàm lượng kháng sinh, hóa dược, vi sinh vật và kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gà (Ban hành kèm theo thông tư 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
Boisseau, J. (2002). Registration of veterinary drugs containing antimicrobials Ha Noi, Viet Nam. Consultant’s report Ha Noi, Viet Nam: Project of Strengthening of Veterinary Services in Viet Nam (ALA/96/20). p. 57.
Donovan, S. (2002). Clinical consequences of antibiotic misuse. antibiotic resistance. In (ed.): American college of Physicians. Paper in section of infectious diseases. (http://www.acponline.org/ ear/vas2002/antibiotics.htm).
Đậu Ngọc Hào, Chử Văn Tuất, Trần Thị Mai Thảo (2008). Khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi lợn thịt, gà thịt ở một số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh Hưng Yên và Hà Tây, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Nông nghiệp & PTNT, 4: 48-52.
Marcia S.C. and Thomas J. F. (2007). Swine Antibiotics and Feed Additives. Food Safety Considerations. Department of Animal Sciences of America.
Định Thiện Thuận, Nguyễn Ngọc Tuân, Võ Thị Trà An, Lê Thanh Hiển, Võ Bá Lâm, Khương Thị Ninh (2003). Bước đầu khảo sát tình hình sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng kháng sinh trong thịt gà thương phẩm trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y, Hội thú y Việt Nam, 10(1): 50-57.