NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ RÙA Scymnus hoffmanniWeise (Coleoptera: Coccinellidae)

Ngày nhận bài: 10-05-2012

Ngày duyệt đăng: 28-07-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Giang, H., & Thanh, N. (2024). NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ RÙA Scymnus hoffmanniWeise (Coleoptera: Coccinellidae). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(4), 561–566. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1686

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI CỦA BỌ RÙA Scymnus hoffmanniWeise (Coleoptera: Coccinellidae)

Hồ Thị Thu Giang (*) 1 , Nguyễn Hồng Thanh 2

  • 1 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • 2 Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nam
  • Từ khóa

    Bọ rùa Scymnus hoffmanni, sức sinh sản, sức tiêu thụ vật mồi, tỷ lệ chết, vòng đời

    Tóm tắt


    Bọ rùa, Scymnus hoffmanni Weise khá phổ biến nhiều trên đồng ruộng và được ghi nhận là loài bắt mồi có ý nghĩa trong hạn chế mật độ rệp muội. Vòng đời, sức sinh sản và sức tiêu thụ rệp ngô, rệp đậu tương và rệp cải đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Vòng đời của bọ rùa khi nuôi rệp ngô là 18,54 ngày ngắn hơn so với nuôi trên rệp đậu tương có vòng đời là 19,92 ngày. Thời gian đẻ trứng kéo dài 19 ngày. Số lượng trứng đẻ của một trưởng thành cái là 179,72. Khả năng ăn rệp ngô tuổi 1,2 của bọ rùa trong 1 ngày ở pha ấu trùng tuổi 4 và trưởng thành lần lượt là 8,34 và 12,84. Đánh giá sự ưa thích vật mồi của bọ rùa đối với rệp ngô, rệp đậu tương và rệp cải cho thấy sự ưa thích nhất của bọ rùa là rệp ngô. Những kết quả đạt được nhằm cung cấp những nghiên cứu cơ bản cho việc sử dụng loài bắt mồi trong biện pháp sinh học quản lý các loài rệp muội.

    Tài liệu tham khảo

    Ding - Xin, Wang Zong - Wen (1987). Influence of temperature on the development of the coccinellid beetle Scymnus hoffmanni Weise. Acta Entomologica Sinica. Vol.(1): 47-54.

    Gibson, R,N., Elliot, P. Schaefer (1992). Life history and development of Scymnus frontalis (Fabricus) (Coleoptera: Coccinellidae) on four species of aphid. Journal of the Kansas Entomological Society. 65 (4): 410-415.

    Hồ Thị Thu Giang, Trần Đình Chiến (2005). Một số đặc điểm hình thái sinh học của bọ rùa đỏ Micraspis discolor Fabricius. Tạp chí BVTV, số 5: 25-29.

    A.A. Isıkber and M.J.W. Copland(2001). Food consumption and utilisation by larvae of two coccinellid predators, Scymnus levaillanti and Cycloneda sanguinea, on cotton aphid, Aphis gossypii. BioControl, Volume 46 (4): 455-467.

    Izhevsky, S.S., A.D. Orlinsky (1988). Life history of the important Scymnus (Nephus) reunioni (Col.: Coccinellidae) predator of mealybugs. Entomophaga, 33:101-114.

    Nguyễn Thị Hạnh, Mai Phú Quý, Vũ Thị Chỉ, Nguyễn Thành Mạnh (2008). Bổ sung một số đặc điểm hình thái, sinh vật học của bọ rùa đỏ Nhật Bản Bản Propylea japonica Thunberg. Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 6. Hà Nội ngày 9 - 10/5/2008. NXB Nông nghiệp, tr. 86-96.

    Kawauchi S. (1997). Life histories of Coccinella septempunctata brucki, propylea japonica and Scymnus hoffmanni (Col., Coccinellidae) in Japan. BioControl, Volume 42(1-2): 41-47.

    Phạm Văn Lầm (2005). Một số kết quả nghiên cứu về thiên địch của rệp muội. Hội nghị côn trùng học toàn quốc lần thứ 5. NXB Nông nghiệp, tr. 87-92.

    Hoàng Đức Nhuận (1982). Bọ rùa ở Việt Nam, tập 1-2. NXB Nông nghiệp.

    Remzi Atlihan, M. Bora Kaydan (2002). Development, survival and reproduction of three Coccinellids feeding on Hyalopterus pruni (Geoffer) (Homoptera: Aphididae). Turk J Agric. 26: 119-124.

    Steven E. Naranjo, Robertal L. Gibson and David D. Walgenbach (1990). Development, Survival, and Reproduction of Scymnus frontalis (Coleoptera: Coccinellidae), an Imported Predator of Russian Wheat Aphid, at Four Fluctuating Temperatures. Entomol. Soc. Am. 88(3): 527-531.

    Thabet F. Allawi (2006). Biological and Ecological studies on Scymnus syriacus and Scymnus levaillanti (Coleoptera: Coccinellidae). Eur. J. Entomol, 103: 501-503.

    Zhang Zhi Quang (1992). The natural enemies of Aphis gosspii Glover in China. Journal of Applied Entomology. Volume 114 (1-5): 251-262.