KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TUYẾN SINH DỤC TRAI TAI TƯỢNG VẨY (Tridacna squamosa Lamarck,1819) BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HỌC

Ngày nhận bài: 07-06-2012

Ngày duyệt đăng: 18-08-2012

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Duy, Đỗ, Hùng, N., Hướng, T., Dung, Đồng, & Hà, N. (2024). KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TUYẾN SINH DỤC TRAI TAI TƯỢNG VẨY (Tridacna squamosa Lamarck,1819) BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HỌC. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 10(4), 604–609. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1675

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA TUYẾN SINH DỤC TRAI TAI TƯỢNG VẨY (Tridacna squamosa Lamarck,1819) BẰNG PHƯƠNG PHÁP MÔ HỌC

Đỗ Anh Duy (*) 1 , Nguyễn Quang Hùng 1 , Trần Văn Hướng 1 , Đồng Thị Dung 1 , Nguyễn Thị Thu Hà 2

  • 1 Viện Nghiên cứu Hải sản - 224 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng
  • 2 Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản 1 - Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
  • Từ khóa

    Giai đoạn, mô học, lưỡng tính, trai tai tượng vẩy, Tridacna squamosa

    Tóm tắt


    Bài báo trình bày một số kết quả nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục trai tai tượng vẩy (Tridacna squamosa Lamarck, 1819) tại 8 vùng biển đảo của Việt Nam trong hai năm 2010-2011. Mẫu trai tai tượng được thu trong vùng rạn san hô (từ tháng 3-7) và từ các thợ lặn tại Vịnh Nha Trang và vùng phụ cận (các tháng trong năm). Sử dụng phương pháp mô học để phân tích các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trai tai tượng vẩy là loài lưỡng tính. Các cá thể có chiều dài vỏ < 18-20cm thường mang tính đực. Các cá thể có kích thước > 18-20cm, tuyến sinh dục phát triển thành hai phần gồm tinh sào và buồng trứng. Sự phát triển của tuyến sinh dục trai tai tượng vẩy qua 6 giai đoạn (từ giai đoạn 0 đến giai đoạn V). Trong đó, giai đoạn III là giai đoạn mà trứng và tinh có kích thước lớn nhất. Các tế bào trứng có dạng hình tròn hoặc elip và xếp sít lại với nhau trong buồng trứng, đường kính của trứng đạt từ 90-110μm. Tinh sào phần lớn chứa nhiều tinh trùng trưởng thành, kích thước đầu tinh trùng đạt khoảng 3μm. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng trong nhận dạng các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục, từ đó giúp nhận biết được mùa vụ sinh sản thông qua độ chín muồi của tuyến sinh dục.

    Tài liệu tham khảo

    Braley R.D. (1992). The giant clam: Hatchery and nursery culture manual, ACIAR Mongraph No. 15, 144p.

    English S., C. Wilkinson and V. Baker (1994). Survey Manual for Tropical Marine Resources. The ASEAN-Australia Marine Science Project: Living Coastal Resources by the Australian Institute of Marine Science, 360p.

    Lightner D.V. (1996). A handbook of shrimp pathology and diagnostic procedures for diseases of cultured penaeid shrimp. World Aquaculture Society, Baton Rouge, LA, USA, 305p.

    Nash W.J, R.G. Pearson and Westmore (1988). A histological study of reproduction in the giant clam Tridacna gigas in the North-Central Great Barrier reef. In: Giant Clams in the Asia and the Pacific, pp.89-94.

    Rosewater J. (1965). The family Tridacnidae in the Indo-Pacific. Info-Pacific Mollusca, pp.347-396.

    Đỗ Công Thung, M. Sarti (2004). Bảo tồn đa dạng sinh học dải ven bờ Việt Nam. Tuyển tập báo cáo khoa học. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 253tr.