KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN ĐỰC DÒNG TỔNG HỢP VCN03

Ngày nhận bài: 24-09-2013

Ngày duyệt đăng: 25-11-2013

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Sơn, T., Côi, N., & Chỉnh, Đinh. (2024). KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN ĐỰC DÒNG TỔNG HỢP VCN03. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 11(7), 965–971. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1655

KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA LỢN ĐỰC DÒNG TỔNG HỢP VCN03

Trịnh Hồng Sơn (*) 1 , Nguyễn Quế Côi 1 , Đinh Văn Chỉnh 2

  • 1 Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi
  • 2 Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
  • Từ khóa

    Chất lượng thịt, lợn đực giống dòng VCN03, sinh trưởng, thân thịt

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện tại Trạm Nghiên cứu và Phát triển Giống lợn hạt nhân Tam Điệp thuộc Trung tâm Nghiên cứu lợn Thụy Phương, Viện Chăn nuôi,từ năm 2009 đến năm 2013 nhằm so sánh khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt lợn đực dòng tổng hợp VCN03 qua hai thế hệ (thế hệ 0: thế hệ xuất phát và thế hệ 1: thế hệ đã được chọn lọc). Đánh giá khả năng sinh trưởng được tiến hành trên 205 lợn đực (thế hệ 0: 114 con, thế hệ 1: 91 con), thân thịt được tiến hành trên 40 lợn đực (thế hệ 0: 20 con, thế hệ 1: 20 con), chất lượng thịt đánh giá trên 36 lợn đực (thế hệ 0: 17 con, thế hệ 1: 19 con). Tăng khối lượng trung bình và tỷ lệ nạc của lợn đực dòng tổng hợp VCN03 ở thế hệ 1 cao hơn thế hệ 0. Tăng khối lượng trung bình, độ dày mỡ lưng, độ dày cơ thăn và tỉ lệ nạc ở thế hệ 0 và 1 lần lượt là 769,51 và 829,60 gam/ngày; 10,27 và 9,38mm; 46,84 và 48,80mm; 59,74 và 61,14%. Tỉ lệ móc hàm và tỉ lệ thịt xẻ ổn định qua hai thế hệ. Tỉ lệ móc hàm và tỉ lệ thịt xẻ ở thế hệ 0 và 1 lần lượt là 80,68 và 81,26%; 72,01 và 72,30%. Lợn đực dòng tổng hợp VCN03 đạt tiêu chuẩn chất lượng thịt tốt và được thể hiện thông qua các chỉ tiêu như giá trị pH45, pH24, màu sắc thịt (L*), tỉ lệ mất nước bảo quản và tỉ lệ mất nước chế biến. Giá trị pH45, pH24và L*24ở thế hệ 0 và 1 lần lượt là 6,01 và 6,28; 5,57 và 5,45; 54,39 và 53,76. Lợn đực giống VCN03 sau khi được chọn lọc đã cải thiện được tăng khối lượng trung bình/ngày, tăng tỉ lệ nạc nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng thân thịt và chất lượng thịt.

    Tài liệu tham khảo

    Hà Xuân Bộ, Đỗ Đức Lực, Bùi Văn Định, Bùi Hữu Đoàn, Vũ Đình Tôn và Đặng Vũ Bình (2013). Khả năng sinh trưởng và phẩm chất tinh dịch lợn đực Piétrain kháng stress nuôi tại trung tâm giống chất lượng cao - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 4(2): 194-199.

    C. Werner, Natter R. and Wicke M. (2013). Changes of the activities of glycolytic and oxidative enzymes before and after slaughter in the longissimus muscle of Pietrain and Duroc pigs and a Duroc-Pietrain crossbreed. American Society of Animal Science, 88: 4016-4025.

    Channon. H.A., Payne. A.M. and Warner. R.D. (2003). Effect of stun duration and current level applied during head to back and head only electrial stunning of pigs on pork quality compared with pigs stunned with CO2, Meat Science, 65: 1325 - 1333.

    Phạm Thị Đào, Nguyễn Văn Thắng, Vũ Đình Tôn, Đỗ Đức Lực, Đặng Vũ Bình (2013). Năng suất sinh trưởng, thân thịt và chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa nái lai F1(Landrace x Yorkshire) với đực giống (Piétrain x Duroc) có thành phần Piétrain kháng stress khác nhau, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 4(2): 200-208.

    Edwards, D.B., Bates R. O., and Osburn W. N. (2003). Evaluation of Duroc- vs. Pietrain-sired pigs for carcass and meat quality measures, Journal of Animal Science, 81,1895 -1899.

    Phan Xuân Hảo (2002). Xác định một số chỉ tiêu về sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen Halothane khác nhau. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội, 2002.

    Phan Xuân Hảo (2007). Đánh giá sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt ở lợn Landrace, Yorkshire và F1 (Landrae x Yorkshire). Tạp chí Khoa học và Phát triển. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 5(1): 31-35

    Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009). Năng suất sinh sản và sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái Landrace, Yorkshire và F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực lai giữa Piétrain và Duroc (PiDu). Tạp chí Khoa học và Phát triển. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 7(3): 269-275.

    Phan Văn Hùng, Đặng Vũ Bình (2008). Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa lợn đực Duroc, L19 với nái F1 (LxY) và F1 (YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 4(6): 537-541.

    Joo. S.T., Kauffmanf. R.G., Kim. B.C., Park. G. B. (1999). The relationship of sarcoplasmic and myofibrinllar protein solubility to colour and water-holding capacity in porcine longissimus muscle, Meat Science, 52: 291 - 297.

    Latorre MA, Lázaro R., Gracia M.I., Nieto M., Mateos G.G. (2003). Effect of sex and terminal sire genotype on performance, carcass characteristics, and meat quality of pigs slaughtered at 117 kg body weight. Meat Science 65, 1369-1377.

    Đỗ Đức Lực, Bùi Văn Định, Nguyễn Hoàng Định, Phạm Ngọc Thạch, Vũ Đình Tôn, Nguyễn Văn Duy, V. Verleyen, F.Farnir, P.Leroy và Đặng Vũ Bình (2008). Kết quả bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn Pietrain kháng stress nuôi tại Hải Phòng (Việt Nam). Tạp chí Khoa học và Phát triển, 6(6): 549-555.

    Đỗ Đức Lực, Nguyễn Chí Thành, Bùi Văn Định, Vũ Đình Tôn, F.Farnir, P.Leroy và Đặng Vũ Bình (2011). Ảnh hưởng của Halothane đến khả năng sinh trưởng của lợn và sự xuất hiện tần số kiểu gen ở đời sau. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 4(2): 225-232.

    Morlein. D, Link. G, Werner. C, Wicke. M. (2007). Suitability of three commercially produced pig breeds in Germany for a meat quality program with emphasis on drip loss and eating quality, Meat Science, 77: 504 - 511.

    Đoàn Văn Soạn, Đặng Vũ Bình (2010). Khả năng sinh trưởng của các tổ hợp lai giữa nái lai F1(Landrace x Yorkshire), F1(Yorkshire x Landrace) phối giống với đực Duroc và L19, Tạp chí Khoa học và Phát triển, 8(5): 807-813.

    Nguyễn Văn Thắng, Đặng Vũ Bình (2006). Năng suất sinh sản, sinh trưởng, chất lượng thân thịt của các công thức lai giữa lợn nái F1(L×Y) phối với đực Duroc và Pietrain, Tạp trí Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, Trường Đại học học Nông nghiệp Hà Nội, 4(6): 48-55

    Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng (2001). Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống Landrace x Yorkshire, giữa 3 giống Landrace x Yorkshire x Duroc và ảnh hưởng của 2 chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỉ lệ nạc > 52%. Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-2000, Phần chăn nuôi gia súc, Tp Hồ Chí Minh, 217-219.

    W. Zhang, D. L. Kuhlers, and W. E. Rempel (2011). Halothane Gene and Swine Performance, American Society of Animal Science, 70: 1307-1313.

    Warner. R. D., Kauffmanf. R.G., & Greaser. M. L. (1997). Muscle protein changes post mortem in relation to pork quality traits, Meat Science, 45(3): 339 - 352.

    Youssao, A. K. I., Verleyen V. and Leroy P. L. (2002). Prediction of carcass lean content by real-time ultrasound in Pietrain and negatif-stress Pietrain, Journal of Animal Science, 75, 25-32.