HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA DUNG DỊCH DINH DƯỠNG HỮU CƠ TRONG SẢN XUẤT THỦY CANH TĨNH ĐỐI VỚI RAU MUỐNG

Ngày nhận bài: 30-12-2014

Ngày duyệt đăng: 04-06-2015

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Dinh, N., Dũng, P., Hạnh, N., & Tuấn, T. (2024). HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA DUNG DỊCH DINH DƯỠNG HỮU CƠ TRONG SẢN XUẤT THỦY CANH TĨNH ĐỐI VỚI RAU MUỐNG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(4), 495–501. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1522

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CỦA DUNG DỊCH DINH DƯỠNG HỮU CƠ TRONG SẢN XUẤT THỦY CANH TĨNH ĐỐI VỚI RAU MUỐNG

Nguyễn Thị Ngọc Dinh (*) 1 , Phạm Tiến Dũng 2 , Nguyễn Hồng Hạnh 2 , Trần Anh Tuấn 2

  • 1 Trung tâm Nông nghiệp hữu cơ, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Dung dịch hữu cơ, rau hữu cơ, rau muống, thủy canh

    Tóm tắt


    Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của 5 nồng độ (0,5%, 1%, 2%, 3%, 4%) dung dịch dinh dưỡng hữu cơ tự chiết xuất từ động thực vậtvà dung dịch vô cơ Knop đến sinh trưởng, năng suất của rau muống trồng theo phương pháp thủy canh tĩnh. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với 3 lần nhắc lại trong nhà lưới. Kết quả đã chỉ ra rằng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ có hiệu quả tốt đối với sinh trưởng, năng suất và chất lượng của rau muống.Trong đó nồng độ thích hợp nhất là3%, tiếp đến là 4% cho năng suất tương ứng là 1914,78 g/hộp và 1746,39 g/hộp. Sử dụng dung dịch dinh dưỡng hữu cơ cho thấy hàm lượng NO3-trong rau muốngthấp hơn khoảng 6 lần so với dung dịchvô cơ (Knop), trong khi đó độ Brix cao hơn ở các công thức hữu cơ với nồng độ cao (3%, 4%).

    Tài liệu tham khảo

    Phạm Tiến Dũng (2012). Hiệu quả của một số loại phân hữu cơ bón lá đến sinh trưởng và năng suất lúa Bắc Thơm 7 sản xuất theo hướng hữu cơ tại Gia Lâm, Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển, 10(1): 9-14.

    Phạm Tiến Dũng, Nguyễn Thị Nga (2013). Ảnh hưởng của phân giun quế đến sinh trưởng, năng suất của su hào trồng trong hộp xốp theo hướng hữu cơ tại Hà Nội. Hội thảo quốc gia: Nông nghiệp hữu cơ - thực trạng và định hướng phát triển, lần thứ I, trang 230.

    Diego S. Domingues, Hideaki W. Takahashi, Carlos A.P. Camara, Suzana L. Nixdorf (2012). Automated system developed to control pH and concentration of nutrient solution evaluated in hydroponic lettuce production. Computers and Electronics in Agriculture, 84: 53-61.

    FiLB and IFOAM (2012). The world Organic Agriculture. Statistics and emerging trends 2012.

    Han Kyu Cho and Atsushi Koyama (1997). Korean Natural Farming. Indigenous Microorganisms and Vital Power of Crop Livestock. Korean natural Farming Publisher, p. 45-55.

    Keith Roberto (2003). How- to hydroponic. Fourth edition. Futuregarden, Inc., p. 50-51.

    Dương Tấn Nhựt (2004). Ứng dụng thủy canh và vi thủy canh trong nhân giống (invitro và exvitro) và nâng cao chất lượng hoa. Tổng hợp hội thảo tại Phân viện sinh học, Đà Lạt.

    Rau muống cao sản Tre Việt. http://trevietseed.com /index.php?option=com_product&act=chi-iet& Itemid=291&id=1330&alias=tre-viet--water-convolvulus&lang=vi.

    Vũ Quang Sáng, Nguyễn Thị Nhẫn, Mai Thị Tân, Nguyễn Thị Kim Thanh (2007). Sinh lý thực vật ứng dụng. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Võ Tuấn (2011). Chuỗi thực phẩm an toàn mới đến được với người giàu. http://www.baomoi. com/Chuoi-thuc-pham-an-toan-moi-den-duoc-voi-nguoi-giau/82/6092548.epi.

    Zhang. H.P and Oweis (1998). Water yield relation and optinal irrigation scheduling of wheat in Mediteranean regions. Agriculture water management, 3: 195-211.