BIẾN ĐỔI MÔ HỌC SAU KHI TIÊM VACXIN NHŨ DẦU TRÊN CÁ GIÒ Rachycentron cadadum

Ngày nhận bài: 14-08-2014

Ngày duyệt đăng: 29-11-2014

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Lý, C., Vân, P., & Hùng, T. (2024). BIẾN ĐỔI MÔ HỌC SAU KHI TIÊM VACXIN NHŨ DẦU TRÊN CÁ GIÒ Rachycentron cadadum. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 13(1), 49–55. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1507

BIẾN ĐỔI MÔ HỌC SAU KHI TIÊM VACXIN NHŨ DẦU TRÊN CÁ GIÒ Rachycentron cadadum

Cung Thị Lý (*) 1 , Phan Thị Vân 1 , Trần Ngọc Hùng 2

  • 1 Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
  • 2 Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 1
  • Tóm tắt


    Hầu hết các loại vacxindùng trong nuôi trồng thủy sản hiện nay là vacxin vô hoạt.Mục đích của vacxinlà nhằm tạo ra đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên đưa vào mà có thể kéo dài thời gian bảo hộ phòng bệnh. Để đạt được điều này, vacxinvô hoạt cần bổ sung thêm chất bổ trợ - adjuvant. Nhũ dầu được xem là chất bổ trợ quan trọng đối với vacxinthủy sản.Một số nghiên cứu về vacxinthủy sản ở nước ta cũng đã sử dụng nhũ dầu làm chất bổ trợ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào mô tả cơ chế tác dụng của vacxinnhũ dầu đối với cá.Nghiên cứu này sẽ đánh giá tác dụng của nhũ dầu qua những biến đổi mô học giai đoạn sớm sau tiêm vacxin. Vacxin vô hoạt nhũ dầu được tạo từ 3chủng vi khuẩn V.alginolyticus, V. parahaemolyticusvà V. harveyi(vô hoạt bằng formalin phối trộn với nhũ dầu Montanide TMISA 760 (Seppic)) sau đó tiêm cho cá giò Rachycentron canadum. Mẫu cá được thu định kỳ vào 7, 14 và 21ngày sau tiêm vacxin, cố định trong dung dịch buffer formaline (10%)để nghiên cứu mô học. Tiến hành cắt mô, nhuộm H&E để quan sát những biến đổi cấu trúc mô do vacxinnhũ dầu gây ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy mô cơ có tích tụ nhiều giọt dầu làm tổn thương cơ học các sợi cơ nhưng chưa thấy dấu hiệu của đáp ứng miễn dịch sau 7 ngày tiêm vacxin. Dấu hiệu đáp ứng miễn dịch bắt đầu xuất hiệnrõ ở ngày thứ 14 với nhiềutế bào viêm bao quanh các giọt dầu và các u hạt -granulomabắt đầu hình thành. Mô cơ tại vị trí tiêm bị tổn thương nghiêm trọng với sự xuất hiện của nhiều loại tế bào viêm khác nhau hình thành cácu hạt rõ ràng hơnở ngày thứ 21. Nghiên cứu cho thấy vacxincó chứa nhũ dầu có khả năng gây đáp ứng miễn dịch tự nhiên nhưng đồng thời cũng gây những tác dụng phụtại vị trí tiêm vacxin ở cágiò.

    Tài liệu tham khảo

    Afonso CL, Zsak L, Carrillo C, Borca MV, Rock DL (1998). African swine fever virus NL gene is not required for virus virulence. J Gen Virol.,79: 2543-257.

    Bomford, R. (1998). Will adjuvants be needed for vaccines of the future. Dev Biol Stand, 92: 13-17.

    Cox, J.C., Coulter, A.R. (1997). Adjuvants--a classification and review of their modes of action. Vaccine, 15: 248-256.

    Đỗ Thị Hòa, Trần Vỹ Hích, Nguyễn Thị Thùy Giang, Phan Văn Út, Nguyễn Thị Nguyệt Huệ (2008). Các loại bệnh thường gặp trên cá biển tại Khánh Hòa. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang, 2: 16-24.

    Evensen, O., Brudeseth, B., Mutoloki, S., (2005). The vaccine formulation and its role in inflammatory processes in fish--effects and effects. Dev Biol (Basel), 121: 117-125.

    FAO. (2010). TheState of World Fisheries and Aquaculture (2010). Rome. p.197

    Harold F. Stills, Jr. (2014). Adjuvants and antibody production: Dispelling the Myths Associated with Freund's Completeand Other adjuvants. ILAR Journal, 46 ( 3): 280-293

    Liu P.C, Lin. J.Y, Hsiao. P.T and Lee. K.K. (2004). Isolation and characterization of pathogenic Vibrio alginolyticus from diseased cobia Rachycentron canadum, J. Basic Microbiol, 44: 23-28.

    Lopez, C., Rajan, P.R., Lin, J.H.Y., Kuo, T.Y. & Yang, H.L. (2002). Disease outbreak in sea-farmed cobia (Rachycentron canadum) associated with Vibrio spp., Photobacterium damselae ssp. piscicida, monogeneanand myxosporean parasites. Bulletin of the European Association of Fish Pathologists, 22: 206-211

    Mutoloki, S., Alexandersen, S., Evensen, O. (2004). Sequential study of antigen persistence and concomitant inflammatory reactions relative to side-effects and growth of Atlantic salmon (Salmo salar L.) following intraperitoneal injection with oil-adjuvanted vaccines. Fish Shellfish Immunol, 16: 633-644.

    Phan Thị Vân, Nguyễn Thị Hà, Trần Thị Kim Chi và Trương Mỹ Hạnh (2006). Nghiên cứu tác nhân gây bệnh phổ biến đối với cá Mú, cá Giò nuôi và đề xuất các giải pháp phòng và trị bênh. Báo cáo tổng kết đề tài (2003-2005). Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1.

    Phan Thị Vân, Võ Anh Tú, Nguyễn Thị Hạnh, Nguyễn Thị Thu Hường và Đào Xuân Trường (2012). Báo cáo tổng kết Đề tài cấp nhà nước "Nghiên cứu và phát triển vacxin vô hoạt phòng bệnh Vibriosis trên cá Giò Rachycentron canadum nuôi". Cơ quan chủ quản là Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.

    Rajan J.P.R., Lopez, C., Lin, J.H.Y. and Yang, H.L. (2001). Vibrio alginolyticus infection in Cobia (Rachycentron canadum) cultured in Taiwan. Bull. Eur. Assoc. Fish Pathol.,21: 228-234.

    Ross, Linda G., and Barbera Ross (1999). Anesthetic and Sedative Techniques for Aquatic Animals. 2nd ed. Malden, MA: Blackwell Science.