NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI QỦA CHÔM CHÔM (Nephelium lappaceumL.) SAU THU HOẠCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Ngày nhận bài: 14-05-2016

Ngày duyệt đăng: 20-11-2016

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Yến, T., & Phong, N. (2024). NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI QỦA CHÔM CHÔM (Nephelium lappaceumL.) SAU THU HOẠCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(12), 1868–1873. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1499

NGHIÊN CỨU TÁC NHÂN GÂY BỆNH THỐI QỦA CHÔM CHÔM (Nephelium lappaceumL.) SAU THU HOẠCH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Thạch Thị Ngọc Yến (*) 1 , Nguyễn Văn Phong 2

  • 1 NCS NgànhVi sinhvậthọc,TrườngĐạihọcCầnThơ
  • 2 ViệnCâyănquảmiềnNam
  • Từ khóa

    Chôm chôm, bệnh sau thuhoạch, nấm

    Tóm tắt


    Bệnh thối quả là một trong những vấn đề nghiêm trọng gây nên những tốn thất sau thu hoạch đáng kể trên chômchôm. Với mục đích tìm ra các giải pháp kiểm soát bệnh hiệu quả, đềtàinghiên cứu tác nhân gây bệnh sau thu hoạch trên quả chôm chôm ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đãđược triển khai trên khía cạnh phân lập,định danh và đánh giá điều kiện môi trường nuôi cấy trên sự sinh trưởng và phát triển của nấm phân lập. Kết quả nghiên cứu đãphân lập và định danh được 7 chủng nấm gồm Lasiodiplodia pseudotheobromae, Phomopsis mali, Lasmenia sp., Gliocephalotrichum cylindrosporum, Pestalotiopsis virgatula voucher, Pestalotiopsis clavispora vàFusarium verticillioides,tác nhân gây nên bệnh thối sau thu hoạch trên quả chôm chôm. Triệu chứng bệnh thối đặc trưng là thối lan mờ và thối đen. Các triệu chứng này có thể nhận dạng và nhìn thấy bằng mắt thường. Tất cả chủng nấm này đều phát triển tốt trên ba môi trường nuôi cấy PDA (potato dextrose agar), PCA (potato carrot agar) vàMEA (malt extract agar)ở khoảng nhiệt độ tối hảo 25 - 30oC và pH 6 - 8. Trong tất cả các nấm được kiểm tra, nấm Lasiodiplodia pseudotheobromaecó khoảng nhiệt độ sinh trưởng rộng (15 - 35oC) và nấm Pestalotiopsis virgatula vouchercó thể phát triển ở nhiệt độ tương đối cao (45oC).

    Tài liệu tham khảo

    AbdollahzadehJ., A. Javadi, E. MohammadiGoltapeh, R. Zare, A.J.L. Phillips (2010). Phylogeny and morphology of four new species of Lasiodiplodiafrom Iran. Persoonia, 25: 1 - 10.

    Bowman BH, Taylor JW, Brownlee AG, Lee J, Lu S - D, White TJ (1992). Molecular evolution of the fungi: relationships of the basidiomycetes, ascomycetes and chytridiomycetes. MolBiol., 9: 285 - 296.

    Cụctrồngtrọt(2011). Hiệntrạngvàgiảipháppháttriểnsảnxuất, tiêuthụcâyăntráiNam bộtrongthờigiantới. HộiNghịlầnthứhai. Hiệntrạngsảnxuấtvàtiêuthụcâyăntráiở Nam bộvàgiảipháppháttriểncácvùngcâyăntráitậptrungtheoVietGAPtạiTiềnGiang24/5/2011. NhàxuấtbảnNôngnghiệp, trang91 - 108.

    Farungsang, U., N. Farungsang, and S. Sangchote(1991). Postharvest diseases of rambutanduring storage. 8th Australian Plant Pathological Society Conference (Abstract), p. 114.

    Jeewon, R., Liew, E.C.Y. and Hyde K.D. (2004). Phylogenetic evaluation of species nomenclature of Pestalotiopsisin relation to host association. Fungal Diversity, 17: 39 - 55.

    Keith, L.M., Matsumoto Brower, T.K., Nishijima, K.A., Wall, M.M., Nagao, M. (2011). Field survey and fungicide screening of fungal pathogens of rambutan(Nepheliumlappaceum) fruit rot in Hawaii. HortScience, 46: 730 - 735.

    Lombard, L., L.M. Serrato- Diaz, R. Cheewangkoon, R.D. French - Monar, C. Decock, P.W. Crous(2014). Phylogeny and taxonomy of the genus Gliocephalotrichum. Persoonia, 32: 127 - 140.

    Rosenberger, D.A., and Bur, T. J. (1982). Fruit decays of peach and apple cause by Phomopsismali. Plant Disease, 66: 1073 - 1075.

    Sherbakoff, C.D.1915. Fusaria on potatoes. Cornell Univ. Agr. Expt.Sta. Memoir, No. 6.

    Serrato- DiazL. M - L. I. Rivera - Vargas- R. Goenaga- G. J. M. Verkley- R. D. French - Monar. 2011. First Report of a Lasmenia sp. Causing Rachis Necrosis, Flower Abortion, Fruit Rot, and Leaf Spots on Rambutanin Puerto Rico. Plant Disease, 95(10).

    Phillips, A. J. L. Key to the various lineages in “Botryosphaeria” Version 01 2007. Retrieved from http: //www.crem.fct.unl.pt/botryosphaeria_site/ key.htm, 26.

    NCBI: http: //www.ncbi.nlm.nih.gov/