PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA XẠ KHUẨN NỘI CỘNG SINH TRÊN CÂY MÀNG TANG (Litsea cubeba) ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ CHÉP VÀ RÔ PHI

Ngày nhận bài: 02-11-2016

Ngày duyệt đăng: 28-12-2016

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Trang, T., Vạn, K., Hoài, T., Hải, N., Giang, N., & Tuấn, N. (2024). PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA XẠ KHUẨN NỘI CỘNG SINH TRÊN CÂY MÀNG TANG (Litsea cubeba) ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ CHÉP VÀ RÔ PHI. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(12), 1886–1893. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1490

PHÂN LẬP VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA XẠ KHUẨN NỘI CỘNG SINH TRÊN CÂY MÀNG TANG (Litsea cubeba) ĐỐI VỚI VI KHUẨN GÂY BỆNH TRÊN CÁ CHÉP VÀ RÔ PHI

Trịnh Thị Trang (*) 1 , Kim Văn Vạn 1 , Trương Đình Hoài 1 , Nguyễn Thanh Hải 2 , Nguyễn Văn Giang 2 , Nguyễn Ngọc Tuấn 1

  • 1 Khoa Thủy sản, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Màng tang, xạ khuẩn, Aeromonas, cá chép, rô phi

    Tóm tắt


    Rô phi và cá chép,hai đối tượng thủy sản nuôi chính có năng suất cao ở miền Bắc Việt Nam đang phải đối mặt với các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra. Việc sử dụng kháng sinh không đúng cách có thể dẫn tới nguy cơ kháng kháng sinh. Chính vì vậy,để hạn chế hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra, việc tìm các hợp chất sinh học có khả năng kháng khuẩn là cần thiết. Mục đích của nghiên cứu này là phân lập và tuyển chọn các chủng xạ khuẩn trên cây Màng tang (Litsia cubeba)có khả năng đối kháng với các chủng vi khuẩn Aeromonas hydrophila GL14; Aeromonas caviaeHD60 và S. agalactiaeHY10 gây bệnh trên các đối tượng cá trên. Kết quả cho thấy, trong tổng số 32 chủng xạ khuẩn được phân lập từ cây màng tang thì có 9 chủng (28,2%) có khả năng đối kháng với ít nhất 1 chủng vi khuẩn. Ba chủng MTR711, MTR622 và MTL121 có tính kháng khuẩn lớn nhất với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) dao động từ 93,3 -300,0 µl/mL, trong đó chủng MTR711 và MTR622 cho giá trị MIC thấp nhất và không sai khác với nhau về mặt thống kê. Khi kết hợp từng cặp xạ khuẩn, cặp MTR711 - MTR622 có khả năng cộng hưởng với giá trị ∑FIC ≤0,5, nâng cao hiệu quả diệt khuẩn lên ít nhất 4 lần so với sử dụng đơn lẻ. Kết quả nghiên cứu xạ khuẩn nội cộng sinh trên cây màng tang là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo về các hợp chất kháng khuẩn sinh học ứng dụng điều trị bệnh nhiễm khuẩn trên các đối tượng thủy sản.

    Tài liệu tham khảo

    Anil K.S., Dipak C., Manuela D.A., Antonella S., Tonia S. and Giuseppe R. (2013). Screening of fruit and leaf essential oils of Litsea cubeba Pers. from north - east India - chemical composition and antimicrobial activity. Journal of Essential Oil Research, 25(4): 330 - 338.

    Cabello F.C. (2006). Heavy use of prophylactic antibiotics in aquaculture: a growing problem for human and animal health and for the environment. Environ. Microbiol., 8: 1137 - 1144.

    Cai Y., Wang R., Pei F. and Liang B. (2007). Antibacterial activity of Allicin alone and in combination with - lactams against Staphylococcus spp. and Pseudomonas aeruginosa. J. Antibiot., 60: 335 - 338.

    Dhanasekaran D., Thajuddin N. and Panneerselvam A. (2012). Applications of Actinobacterial Fungicides in Agriculture and Medicine. Fungicides for Plant and Animal Diseases, pp. 1 - 27

    Gangwar M., Dogra S. and Sharma N. (2011). Antagonistic bioactivity of endophytic actinomycetes isolated from medicinal plants. JALRP., 2(4): 154 - 157.

    Gutierrez J., Barry - Ryan C., and Bourke P. (2009). Antimicrobial activity of plant essential oils using food model media: Efficacy, synergistic potential and interactions with food components. Food Microbiol., 26(2): 142 - 150.

    Justin T.C. and Christopher M.M.F. (2003). Isolation and Identification of Actinobacteria from Surface - Sterilized Wheat Roots. Applied and environmental microbiology, 69(9): 603 - 5608.

    Zhao K., Petri P., Qiang C., Tongwei G., Kristina L., Xiaoling A., Lili Z. and Xiaoping Z. (2012). The rhizospheres of traditional medicinal plants in Panxi, China, host a diverse selection of actinobacteria with antimicrobial properties. Appl Microbiol Biotechnol., 94: 1321 - 1335.

    Li J., Zhao G.Z., Chen H.H., Wang H.B., Qin S., Zhu W.Y., Xu L.H., Jiang C.L. and Li W.J. (2008). Antitumour and antimicrobial activities of endophytic Streptomycetes from pharmaceutical plants in rainforest. Lett Appl Microbiol., 47: 574 - 580.

    Nguyen H.V., Vu T.H.N., Vu T.T., Phi Q.T., Khieu T.N., Samira S. and Chu K.S. (2016). Antimicrobial activities and interaction effects of Vietnamese Litsea cubeba (Lour.) Pers essential oil and its endophytic actinobacteria. Lournal of science and technology. Journal of science and technology, 54(4): 234 - 241.

    Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2001). Cá nước ngọt Việt Nam (Tập 1) Họ cá chép Cyprinidae. Nhà xuất bản Nông nghiệp

    Reverter M., Bontemps N., Lecchini D., Banaigs B., and Sasal P. (2014). Use of plant extracts in fish aquaculture as an alternative to chemotherapy: Current status and future perspectives. Aquaculture, 433: 50 - 61.

    Tresner H.D. and Backus E.J. (1963). System of color wheels for Streptomyces taxonomy. Appl. Microbiol., 11: 335 - 338.

    Wang H. and Liu Y. (2010). Chemical Composition and Antibacterial Activity of Essential Oils from Different Parts of Litsea cubeba. Chemistry & biodiversity, 7.

    Zafar A., Shaukat S.K. and Mahnaaz K. (2013). In vitro trials of some antimicrobial combinations against Staphylococcus aureus and Pseudomonas aeruginosa. Saudi Journal of Biological Sciences, 20: 79 - 83.