Ngày nhận bài: 08-03-2016
Ngày duyệt đăng: 07-10-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
VÒNG ĐỜI VÀ TỶ LỆ TĂNG TỰ NHIÊN CỦA LOÀI NHỆN NHỎ BẮT MỒI Neoseiulus longispinosusEvans (ACARI: PHYTOSEIIDAE)TRÊN CÁC LOẠI THỨC ĂN
Từ khóa
Nhện nhỏ bắt mồi Neoseiulus longispinosus, tỷ lệ tăng tự nhiên, thức ăn, vòng đời
Tóm tắt
Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại thức ăn tự nhiên và thức ăn thay thế đến sự phát triển và tỷ lệ tăng tự nhiên củanhện nhỏ bắt mồi Neoseiulus longispinosusEvans được tiến hành tại phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có múi,xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Thức ăn sử dụng làthức ăn tự nhiên bao gồm 6 loài nhện hạicây trồngphổ biến trên cây đậu đỗ, cây chèvà cây có múi: Nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae, nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus, nhện đỏ nâuchèOligonychus coffeae,nhện đỏ cam chanh Panonychus citri, nhện đỏ tươi Brevipalpus sp. và nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora. Thức ăn thay thế gồm hai loài nhện kho: Carpoglyphus lactis, Tyrophagus putrescentiaevà phấn hoa Typha latifolia.Kết quảnghiên cứu cho thấy tại điều kiện nhiệt độ 27,5± 1oC và ẩm độ80± 5%, loàiN. longispinosusphát triển bình thường trên 6 loại thức ăn tự nhiên;trong khi đóvới thức ăn thay thếlà 2 loài nhện kho và phấn hoa thìloài N. longispinosuskhông hoàn thành vòng đời và chỉ phát triển đến tuổi 2. Đối với thức ăn tự nhiên, thời gian vòng đời củacon cáiloàiN. longispinosusnuôi trên nhện đỏ hai chấm T. urticaelà 6,65 ngày, nhện đỏ son T. cinnabarinus là 6,56 ngày, nhện đỏ cam chanh P. citrilà 6,59 ngày, nhện đỏ nâu chè O. coffeaelà 7,41 ngày, nhện đỏ tươi Brevipalpus sp. là 7,47 ngày và nhện rám vàng P. oleivora là 7,26 ngày. Tương ứng, tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) của N. longispinosusnuôi trên nhện đỏ hai chấm T. urticaelà 0,2997, nhện đỏ son T. cinnabarinus là 0,2966, nhện đỏ cam chanhP. citrilà 0,298, cao hơn đáng kể so với nuôi trên nhện đỏ nâu chè O. coffeaelà 0,244, nhện đỏ tươi Brevipalpus sp. là 0,199 và nhện rám vàng P. oleivoralà 0,239.
Tài liệu tham khảo
Birch, L.C. (1948). The intrinsic rate of natural increase of an insect population. Journal of Animal Ecology, 17: 15 - 26.
Deleon and Corpuz (2005). Survival, Consumption and Reproduction of Amblyseius longinspinosus (Evans)(Acari: Phytoseiidae) on Various Food Items and Its Comparative Biology on two Species of Spider Mites. The Philippine Agricultural Scientist, 88(1): 72 - 77.
Helle, W. and M.W. Sabelis (1985). Spider mites, Their Biology, Natural Enemies and Control. World Crop Pests, Vol.1B, ISBN 0 - 444 - 42374 - 5. Elsevier Science Publishers B.V.
Ibrahim, Y.B. and V.B. Palacio (1994). Life history and demography of the predatory mite, Amblyseius longispinosus Evans. Journal Experimental & Applied Acarology, 18(6): 361 - 369.
Lababidi, M.S. (1989). Development, life span, fecundity and sex ratio of the predatory mite Amblyseius longispinosus(Evans) with Tetranychus cinnabarinus (Boisd.) as prey. German: Indicator for customer pest, crop protection, environmental protection, 62(1): 14 - 18.
Mai Văn Hào (2010). Nghiên cứu biện pháp quản lý tổng hợp nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae Koch hại bông vụ đông xuân tại Nam Trung Bộ. Luận ánTiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
McMurtry, J.A., G.J.D. Moraes and N.F. Sourassou (2013). Revision of the lifestyles of phytoseiid mites (Acari: Phytoseiidae) and implications for biological control strategies. Systematic & Applied Acarology, 18(4): 297 - 320.
Moraes, G.J.d., P.C. Lopes and L.C.P. Fernando (2004). Phytoseiid Mites (Acari: Phytoseiidae) of Coconut Growing Areas in Sri Lanka, with Descriptions of Three New Species. J.Acarol. Soc. Jpn., 13(2): 141 - 160.
Puspitarini, R.D. (2010). The Biology and Life Table of Predator Mite Amblyseius longispinosus Evans (Acari: Phytoseiidae). Agriculture Faculty, Brawijaya University. Jl. Veteran Malang 65145 Indonesia. The 8th International Symposium on Biocontrol and Biotechnology.
Rahman, V.J., A. Babu, A. Roobakkumar and K. Perumalsamy (2013). Life table and predation of Neoseiulus longispinosus (Acari: Phytoseiidae) on Oligonychus coffeae (Acari: Tetranychidae) infesting tea. Experimental and Applied Acarology, ISSN 0168 - 8162, 60: 229 - 240.
Nguyễn Thị Phương Thảo và Nguyễn Thị Hồng Vân (2013). Ảnh hưởng của các ngưỡng nhiệt độ lên đặc điểm sinh học và bảng sống của loài bét bắt mồi Amblyseius longispinosus (Acari: Phytoseiidae). Tạp chí Sinh học, 35(2): 169 - 177.
Nguyễn Đức Tùng (2009). Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và khả năng khống chế nhện hai chấm Tetranychus urticae Koch (Acari: Tetranychidae) của nhện bắt mồi Neoseiulus longispinosus (Evans) (Acari: Phytoseiidae). Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh học và tài nguyên sinh vật lần thứ 3, tr. 1745 - 1750.