ẢNH HƯỞNG CỦA KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN NGHỆ AN

Ngày nhận bài: 09-10-2015

Ngày duyệt đăng: 10-03-2016

DOI:

Lượt xem

2

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hiền, P., Vinh, N., & Chương, P. (2024). ẢNH HƯỞNG CỦA KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN NGHỆ AN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 14(3), 367–376. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1423

ẢNH HƯỞNG CỦA KALI BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU XANH TRÊN VÙNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN NGHỆ AN

Phan Thị Thu Hiền (*) 1 , Nguyễn Đình Vinh 2 , Phạm Văn Chương 3

  • 1 Nghiên cứu sinh, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ
  • Từ khóa

    Đất cát ven biển, giống đậu xanh, kali

    Tóm tắt


    Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng kali bón đến sinh trưởng và năng suất của một số giống đậu xanh trên vùng đất cát ven biển Nghệ An nhằm xác định liều lượng bón kali thích hợp để đậu xanh sinh trưởng tốt và đạt năng suất cao. Thí nghiệm được thực hiện trong vụ hè thu năm 2013 và 2014. Thí nghiệm 2 nhân tố được bố trí theo kiểu split - plot với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô là 10 m2(5m x 2m). Ô lớn là 3 giống đậu xanh (ĐX22, ĐX208 và ĐX16). Ô nhỏ là 4 mức phân bón kali (0, 30, 60, 90 kg K2O/ha) kết hợp với 30 kg N/ha + 60 kg P2O5/ha. Kết quả nghiên cứu cho thấy bón kali cho cây đậu xanh có tác dụng tăng sinh trưởng, tăng số quả chắc/cây, số hạt/quả, khối lượng 1000 hạt. Trên vùng đất cát ven biển Nghệ An, bón 60 kg K2O/ha kết hợp với 30 kg N/ha và 60 kg P2O5/ha cho năng suất hạt tăng từ 29,1-42,4% so với trồng đậu xanh chỉ bón đạm và lân mà không bón kali. Vì vậy trong canh tác đậu xanh ở vùng đất cát ven biển Nghệ An nông dân có thể bón 60 kg K2O kết hợp với 30 kg N và 60 kg P2O5/ha.

    Tài liệu tham khảo

    Arif M, Arshad M, Khalid A, Hannan A (2008). Differential response of rice genotypes at deficit and adequate potassium regimes under controlled condition. Soil Environ.,27(1): 52-57

    Asgar Ali, Nadeem MA, Muddassar Maqbool, Ejaz M (2006). Effect of different levels of potash on growth, yield and protein contents of mungbean varieties. J.Agric. Res., 44(2): 121-126.

    Bukhsh MAAH, Ahmad AR, Iqbal J, Maqbool MM, Ali A, Ishque M, Hussain S (2012). Nutritional and physiological significance of potassium application in maize hybrid crop production (Rewiew Article). Pak. J..Nutr.,11: 187-202.

    Cục trồng trọt, Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng và phân bón quốc gia (2011). Tài liệu đào tạo người lấy mẫu đất, nước và sản phẩm cây trồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

    Fooladivanda Z., M. Hassazadehdelouei, N, Zarifinia (2014). Effect of water stress and potassium on quantity traits of two varieties of mungbean (Vigna radiata L.) Cercetări Agronomice în Moldova. Vol. XLVII ,No. 1(157). pp. 107-114.

    Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2001). Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng. Nhà xuất bản Giáo dục.

    Nguyễn Như Hà (2012). Cơ sở khoa học của sử dụng phân bón. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội.

    Phan Thị Thu Hiền, Nguyễn Đình Vinh, Phạm Văn Chương (2014). Đánh giá khả năng chịu hạn của một số giống đậu xanh tại Nghệ An. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chuyên đề Giống cây trồng, vật nuôi, 2 (tháng 12): 159-167.

    Hussain F., A.U. Malik, M. A. Haji và A. L. Malghani (2011). Growth and yield response of two cultivars of mungbean (Vigna radiata L.) to different potassium levels. The Journal of Animal & Plant Sciences, 21(3): 622-625.

    Pranav Kumar, Pravesh Kumar, Tarkeshwar Singh, Anil Kumar Singh and Ram Ishwar Yadav (2014). Effect of different potassium levels on mungbean under custard apple based agri-horti system, African Journal of Agricultural research, 9(8): 728-734.

    Sahai VN (2004). Mineral Nutrients. In: Fundamentals of soil. 3rd Edition. Kalyani Publishers, New Dehli, India, pp. 151-155.

    Singh AK, Kumar P (2009). Nutrient management in rainfed dryland agro ecosystem in the impending climate change scenario. Agril. Situ. India, 66(5): 265-270.