Ngày nhận bài: 12-10-2015
Ngày duyệt đăng: 17-03-2016
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI HÀU CỬA SÔNG (Crassostrea rivularis) TRONG BÈ Ở TỈNH BẠC LIÊU
Từ khóa
Crassostrea rivularis, hàu cửa sông, kỹ thuật, tài chính
Tóm tắt
Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi bè hàu (Crassostrea rivularis) ở cửa sông trong thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2014 tại tỉnh Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàu được nuôi quanh năm, chủ yếu vào tháng 1 và tháng 2 âm lịch, mật độ nuôi 239 ±29,93 con/m2, kích cỡ giống trung bình 103 ±3,45 g/con. Sau thời gian nuôi 8-10 tháng, năng suất trung bình 71,62 ±7,20kg/m2và tỉ lệ sống 90 ±1,16%. Tổng chi phí nuôi hàu là 384 triệu đồng/vụ, hiệu quả kinh tế của mô hình 466 triệu đồng/vụ, tỉ suất lợi nhuận 1,21 lần. Mô hình nuôi hàu trong bè có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên, kĩ thuật nuôi đơn giản, dễ quản lý, trong quá trình nuôi chưa phát hiện bệnh. Bên cạnh đó, mô hình nuôi hàu gặp một số khó khăn là nguồn giống chưa được sản xuất nhân tạo, phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, người nuôi thiếu vốn để mở rộng quy mô sản xuất và đầu ra của sản phẩm hiện nay mới chỉ tiêu thụ trong nước. Nghiên cứu này cung cấp những thông tin cơ bản làm cơ sở định hướng phát triển nghề nuôi hàu cửa sông trong tỉnh Bạc Liêu trong tương lai.
Tài liệu tham khảo
BộNôngNghiệpvàPháttriểnNôngthôn(2011). Quychuẩnkỹthuậtquốcgiavềcơsởnuôitrồngthủysảnthươngphẩm- điềukiệnvệsinhthúy. 7 trang.
Cochennec, N., T. Renault, P. Boudry, B. Cholletand A. Gerardn(1998). Bonamia-like parasite found in the Suminoe oyster Crassostrearivularisreared in France. Dis AquatOrg., 34: 193-197.
DiệpVănBền(2012). Đánhgiáhiệntrạngkỹthuậtvàyếutốnguycơảnhhưởngđếnhàunuôithươngphẩmở huyệnNgọcHiểntỉnhCàMau. Tiểuluậntốtnghiệpđạihọcngànhnuôitrồngthủysản. ĐạihọcCầnThơ.
PhòngNôngnghiệpvàPháttriểnNôngthônhuyệnHòaBình(2013). Báocáokếtquảướcthựchiệnnăm2013, kếhoạchnăm2014 vềpháttriểnnôngnghiệphuyệnHòaBình. 21 trang.
Siddiqui, G. and M. Ahmed (2002). Oyster species of the sub tropicalcoast of Pakistan (northern Arabian Sea). Indian Journal of Marine Sciences, 31(2): 108-118.
TrầnTuấnPhongvàNgôThịThu Thảo(2008). Ảnhhưởngcủacácmậtđộnuôikếthợphàucửasôngvớitômchântrắng. KỷyếuHộinghịkhoahọcthủysảnlần4, ĐạiHọcCầnThơ, tr. 405-416.
Vasep(2014). Pháttriểnnuôinhuyễnthểhaimảnhvỏbềnvững. Truycậpngày15/11/2014 tạihttp://www.vasep.com.vn/Tin-Tuc/51_38712/Phat-trien-nuoi-nhuyen-the-hai-manh-vo-ben-vung.htm.
Wang, H., X. Guo., G. Zhang and F. Zhang (2004). Classification of jinjiangoysters Crassostrearivularis(Gould, 1861) from China, based on morphology and phylogenetic analysis. Aquaculture, 242: 137-155.