Ngày nhận bài: 24-10-2023
Ngày duyệt đăng: 23-05-2024
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN KỸ THUẬT NUÔI TRỒNG RONG CÂU CHỈ (Gracilaria tenuistipitata) THƯƠNG PHẨM
Tóm tắt
Mục tiêu của nghiên cứu nhằm hoàn thiện kỹ thuật nuôi trồng rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) ở điều kiện thí nghiệm, là cơ sở để thực nghiệm nuôi trồng quy mô hàng hóa, góp phần nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng rong nguyên liệu. Bốn thí nghiệm được nghiên cứu hoàn thiện gồm: (1) Mật độ nuôi trồng; (2) Lượng phân bón; (3) Độ sâu nuôi trồng và (4) Lượng rong giống để lại sau mỗi lần thuhoạch. Mỗi thí nghiệm được nghiên cứu lặp lại 3 lần trong khoảng thời gian nghiên cứu từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2022 tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu đã xác định: (1) Mật độ giống ban đầu tối ưu cho nuôi trồng rong câu chỉ là 600 ± 50 g/m2; (2) Sử dụng phân hữu cơ bón lót với lượng 0,2 kg/m2và phân vô cơ để bổ sung dinh dưỡng với lượng 0,02 kg/m2 là tốt nhất; (3) Nuôi trồng rong câu chỉ ởđộ sâu 60 ± 5cm nước là tốt nhất để quản lý rong tạp; (4) Lượng rong giống để lại sau mỗi lần thu hoạch khoảng 550 ± 50 g/m2 là tối ưu nhấttrong nuôi trồng thương phẩm rong câu chỉ.
Tài liệu tham khảo
Bộ Khoa học và Công nghệ (1988). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3590-88: Rong câu và aga. Truy cập từ https://lawnet.vn/tcvn/TCVN-3590-1988-Rong-cau-va-Aga-DD293.htmlngày 10/02/2023.
Bộ Khoa học và Công nghệ (2017). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3591-2017: Aga. Truy cập từ https://vanbanphapluat.co/tcvn-3591-2017-aga. ngày10/02/2023.
Bộ Thủy sản (2000). Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 155:2000: Quy trình kỹ thuật trồng rong câu chỉ vàng đạt năng suất 2 tấn rong khô/ha/năm. Truy cập từ https://lawnet.vn/tcvn/28TCN155-2000-quy-trinh-ky-thuat-trong-rong-cau-DBD72.html. ngày10/02/2023.
Chirapart A., Munkit J. & Lewmanomont K. (2006). Changes in yield and quality of agar from the agarophytes, Gracilaria fisheri and G. tenuistipitata var. liui cultivated in Earthenponds. Kasetsart Journal - Natural Science. 40: 529-540.
Đinh Ngọc Chất (1998). Thử nghiệm trồng rong câu đạt năng suất cao trong ao đầm nước lợ khu vực Hải Phòng. Tuyển tập các Công trình nghiên cứu Nghề cá biển. 1: 226-235.
Đỗ Anh Duy, Lê Anh Tùng & Bùi Minh Tuấn (2022). Hiện trạng trồng, chế biến và thương mại rong câu tại các tỉnh phía Bắc, Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 12: 73-80.
Lê Như Hậu & Nguyễn Hữu Đại (2010). Rong câu Việt Nam, nguồn lợi và sử dụng. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
Nguyễn Hoàng Vinh, Nguyễn Thị Ngọc Anh & Trần Ngọc Hải (2022). Ảnh hưởng của các mức bổ sung dinh dưỡng lên sự sinh trưởng, hiệu suất và đặc tính gel agar của rong câu chỉ (Gracilaria tenuistipitata) ở điều kiện thí nghiệm. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 58(3B): 231-239.
Nguyễn Xuân Lý (1991). Nghiên cứu cơ sở sinh học và kỹ thuật để xây dựng quy trình trồng rong câu đạt năng suất cao. Tuyển tập các báo cáo khoa học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội1: 175-182.
Nguyễn Xuân Lý (1995). Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống, trồng và chế biến một số loài rong biển có giá trị xuất khẩu. Báo cáo KN.04.09. Chương trình KN.04. Viện nghiên cứu Hải sản.
Penniman C.A., Mathieson A.C. & Penniman C.E. (1986). Reproductive phenology and growth of Gracilaria tikvahiae McLachlan (Gigartinales, Rhodophyta) in the Great Bay Estuary, New Hampshire. Botanica Marina. 29: 147-154.
Tổng cục Thủy sản (2016). Quyết định số 876/QĐ-TCTS-KHCN&HTQT ngày 12/10/2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản về việc ban hành Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Truy cập từ https://tongcucthuysan.gov.vn/ Portals/0/QD%20ban%20hanh%20HDKT%20-%20rong%20ging%2C%20tom%20chan%20trng%20b%20m_.pdfngày 10/02/2023.
Trần Thị Luyến (2006). Chế biến rong biển. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Vũ Văn Dũng (1996). Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một số loài rong tạp thường gặp và biện pháp phòng trừ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng rong câu trồng trong đầm nước lợ. Luận ánPhó Tiến sĩ Sinh học. Viện nghiên cứu Hải sản.