Ngày nhận bài: 11-09-2023
Ngày duyệt đăng: 05-01-2024
DOI:
Lượt xem
Download
Cách trích dẫn:
ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ RA HOA, LÀM QUẢ CỦA MỘT SỐ MẪU GIỐNG ĐƯƠNG QUY NHẬT BẢN (Angelica acutilobaSieb. et Zucc Kitagawa) TẠI SAPA - LÀO CAI
Từ khóa
Đương quy Nhật Bản, ra hoa, làm quả, Sapa - Lào Cai
Tóm tắt
Đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Sieb. et Zucc Kitagawa), là cây dược liệu có giá trị, có tác dụng bồi bổ đặc biệt cho phụ nữ, được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền; nhập vào Việt Nam trồng tại các vùng có khí hậu mát mẻ. Cây Đương quy Nhật Bản là cây nhân giống hữu tính. Thực hiện nghiên cứu này, góp phần chọn tạo giống Đương quy Nhật Bản thích hợp với điều kiện Việt Nam, chủ động nguồn giống tốt phục vụ phát triển sản xuất nguyên liệu dược. Năm mẫu giống Đương quy Nhật Bản thu thập tại một số tỉnh và được trồng thử nghiệm tại Sapa - Lào Cai từ năm 2018 đến 2020. Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ, 3 lần nhắc lại. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Đương quy Nhật Bản trồng tại Việt Nam đa số thân có màu tím, tỷ lệ cây ra hoa năm thứ nhất của các mẫu giống là 5-10%. Sang năm thứ 2, 589-600 ngày sau trồng, tỷ lệ cây ra hoa khoảng từ 90-95%. Đương quy Nhật Bản ra hoa theo thứ tự các cấp tán từ thấp đến cao. Thời gian từ ra hoa đến khi bắt đầu thu hạt của tất cả các mẫu giống khoảng 60 ngày. Mẫu giống VT-ĐQ02, thu thập tại Sapa có khả năng tích luỹ chất khô cao, tỷ lệ cây ra hoa năm 1 thấp nhất, khả năng kết hạt cao, khối lượng 1.000 hạt đạt 4,1g. Năng suất cá thể 64,57 g/cây và năng suất hạt đạt 129,14 kg/ha.
Tài liệu tham khảo
Bộ Y tế (2018). Dược điển Việt Nam V. Nhà xuất bản Y học.
Doty R.L. (2019). Treatments for smell and taste disorders: A Critical review. Handbook of Clinical Neurology. 164: 455-479.
Đỗ Tất Lợi (2006). Những Cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam. Nhà Xuất Bản Y học.
Kolodziejek J. (2017). Effect of seed position and soil nutrients on seed mass, germination and seedling growth in Peucedamum oreoselinum(Apiaceace). Scientific Reports. 7:1959.
Lê Văn Khánh, Phạm Văn Cường & Tăng Thị Hạnh (2015). Khả năng tích luỹ chất khô và vận chuyển hydrat cacbon của các dòng lúa khang dân 18 cải tiến. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 13(4): 534-542.
Nguyễn Thị Thanh Hải & Vũ Đình Chính (2011). Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số dòng, giống lạc trong điều kiện vụ xuân và vụ thu trên đất Gia Lâm Hà Nội. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 9(5): 697-704.
Phạm Hoàng Hộ (2000). Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ.
PhipN.T., Nojima H. & Tashiro T. (2006). Effect of seed selection based on seed weight and specific Gravity on Seed germination and seedling emergence and growth in Angelica acutilobaKitagawa. Japanese Journal of Tropical Agriculture. 50(3): 154-162.
PhipN.T., Nojima H. & Tashiro T. (2007). Effect of umbel order and umbellet position on the production and characteristics of seeds and on the development and growth of seedilng in Angelica acutilobaKitagawa. Japanese Journal of Tropical Agriculture. 51(2): 46-53.
Traphaco (2015). Quy trình kỹ thuật nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch Đương quy Nhật Bản. Báo cáo đề tài nghiên cứu cấp Công ty.