NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG HỆ SỢIVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ CÁM MẠCH ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUẢ THỂ CỦA NẤM HOÀNG CHI (Tomophagus cattienensis)

Ngày nhận bài: 15-08-2023

Ngày duyệt đăng: 25-12-2023

DOI:

Lượt xem

1

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Trang, N., Nghiễn, N., Anh, T., Luyện, N., & Thùy, N. (2024). NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG HỆ SỢIVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ CÁM MẠCH ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUẢ THỂ CỦA NẤM HOÀNG CHI (Tomophagus cattienensis). Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(12), 1581–1591. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1229

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG HỆ SỢIVÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ CÁM MẠCH ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN QUẢ THỂ CỦA NẤM HOÀNG CHI (Tomophagus cattienensis)

Nguyễn Thị Huyền Trang (*) 1 , Ngô Xuân Nghiễn 2 , Trần Đông Anh 1 , Nguyễn Thị Luyện 1 , Nguyễn Thị Bích Thùy 3, 2

  • 1 Viện Nghiên cứu Phát triển Nấm ăn, Nấm dược liệu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Viện Nghiên cứu và Phát triển Nấm ăn, Nấm dược liệu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Tomophagus cattienensis, nuôi trồng, nguồn muối khoáng, nhiệt độ, tỷ lệ cám mạch

    Tóm tắt


    Chủng nấm hoàng chi Toc1 (Tomophagus cattienensis) là một chủng nấm mới thu thập từ vườn quốc gia Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng Nai, được nhận định là một chủng nấm quý. Trong nghiên cứu này, hệ sợi chủng nấm hoàng chi Toc1 được nuôi ở 4 ngưỡng nhiệt độ (20 ± 1C, 25 ± 1C, 30 ± 1Cvà 35 ± 1C); môi trường nuôi cấy sử dụng 5 nguồn cacbon khác nhau (glucose, fructose, saccharose, maltose và lactose), 5 nguồn nitơ khác nhau (cao nấm men, peptone, NH4Cl, NH4NO3và (NH4)2SO4) và 6 nguồn muối khoáng (KCl, KNO3, NaNO3, K2HPO4, KH2PO4và MgSO4.7H2O), đồng thời hệ sợi chủng nấm được nuôi cấy trên 4 cơ chất nền bổ sung tỷ lệ cám mạch khác nhau (0%, 5%, 10% và 15%). Mục tiêu nhằm tìm ra ngưỡng nhiệt độ tối ưu, nguồn cacbon, nguồn nitơ và nguồn muối khoáng phù hợp với sinh trưởng hệ sợi chủng nấm hoàng chi Toc1, đồng thời đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ cám mạch bổ sung vào cơ chất nuôi trồng đến sự hình thành và phát triển quả thể chủng nấm này. Kết quả chỉ ra rằng, hệ sợi nấm hoàng chi Toc1 sinh trưởng tốt nhất ở ngưỡng nhiệt 25 ± 1C. Glucose và cao nấm men lần lượt là các nguồn cacbon và nitơ tốt nhất đối với hệ sợi chủng nấm. Chủng nấm cũng sinh trưởng mạnh nhất trên môi trường có bổ sung K2HPO4. Công thức nuôi trồng bao gồm 89% mùn cưa, 5% bột ngô, 1% CaCO3và 5% cám mạch cho hiệu suất nấm thu được cao nhất đạt 15,97%.

    Tài liệu tham khảo

    Andrew L. Loyd, Eric R. Linder, Matthew E. Smith, Robert A. Blanchette & Jason A. Smith (2019). Cultural characterization and chlamydospore function of the Ganodermataceaepresent in the eastern United States. Mycologia. 111(1): 1-12. doi: 10.1080/ 002 755 14. 2018.1543509.

    Bui Thi Thu Hien, Le Thi Phuong Hoa, Le Xuan Tham & Dang Ngoc Quang (2013). Cattienoids A-C, three novel steroids from the mushroom Tomophagus cattienensis. Fitoterapia. 9: 125-127. https://doi.org/10.1016/j.fitote.2013.08.020

    Chang S. & Miles G.P. (2004). Mushroom: Cultivation, nutritional value, medicinal effects and environmental impact. Boca Raton, FL: CRC press. p. 436

    Đinh Xuân Linh, Thân Đức Nhã & Nguyễn Thị Sơn (2007). Kỹ thuận trồng, chế biến nấm ăn, nấm dược liệu. Nhà xuất bản Nông nghiệp.

    Elhami B., Ansari N.A. & Dehcordie F.S. (2008). Effect of substrate type, different level of nitrogen and maganese on growth and development of oyster mushroom (Pleurotus florida). Dyn. Biochem. Process Biotechnol. Mol. Biol. 2(1): 34-37.

    Fanadzo M., Zireva D.T., Dube E. & Mashingaidze A.B. (2010). Evalution of various substrates and supplements for biological efficiency of Pleurotus sajor-cajuand Pleurotus ostreatus. African Journal of Biotechnology. 9(19): 2756-2761

    George G. Songulashvili, Vladimir Elisashvili, Solomon P. Wasser, Yitzhak Hadar & Eviatar Nevo (2008). Effect of the cacbon source and inoculum preparation method on laccase and manganese peroxidase production in submerged cultivation by the medicinal mushroom Ganoderma lucidum(W. Curt.:Fr.) P. Karst. (Aphyllophoromycetideae). International Journal of Medicinal mushrooms. 10(1): 79-86.

    Ian Fletcher, Aisha Freer, Ash Ahmed & Pauline Fitzgerald. (2019). Effect of temperature and growth media on mycelium growth of Pleurotus ostreatusand Ganoderma Lucidumstrains. Cohesive Journal of Microbiology and infectious disease.

    Itoo Z.A. & Reshi Z.A. (2014). Effect of different nitrogen and carbon sources and concentrations on the mycelial growth of ectomycorrhizal fungi under in-vitroconditions. Scandinavian Journal of Forest Research. 29(7): 619-628.

    Jeong Y.T., Yang B.K., Jeong S.C., Gu Y.A., Kim G.N., Jeong H. & Song C.H. (2005). “Optimum conditions for the mycelial growth and exo-biopolymer production by a submerged culture of Elfvingia applanata”. Korean J Mycol News Letter.17: 97.

    Le Xuan Tham, Quoc Hung Nguyen Le, Ngoc Duong Pham, Van Hop Duong, Dentinger B.T.M. & Moncalvo J.M. (2012). Tomophagus cattienensis sp. nov., a new Ganodermataceae species from Vietnam: Evidence from morphology and ITS DNA barcodes. Mycological Progress. 11(3): 777.

    Mallikarjuna S.E, Ranjini A, Haware D.J, Vijaylakshmi M.R, Shashirekha M.N. & Rajarathnam S. (2013). Mineral composition of four edible mushrooms. Journal of chemistry. pp. 1-5

    Miles P.G. & Chang S.T. (1997). Mushroom biology: Concise basics and current developments. In P.G. Miles (Ed.), Mushroom biology: Concise basics and current developments. World scientìic publishing company.

    Murrill WA. (1905). Tomophagusfor Dendrophagus. Torreya. 5: 197

    Narain R., Sahu R., Kumar K.S., Garg S.K., Singh C.S. & Kanaujia R.S. (2008). Influence of different nitrogen rich supplements during cultivation of Pleurotus floridaon maize cobs substrate. Environmentalist. 29: 1-7.

    Nguyen B.T.T., Van Le V., Nguyen H.T.T., Nguyen L.T., Tran T.T.T. & Ngo N.X. (2021b). Nutritional requirements for the enhanced mycelial growth and yield performance of Trametes versicolor. J. Appl. Biol. Biotechnol. 9: 1-7. doi.org/10.7324/JABB. 2021.9101.

    Nguyễn Thị Huyền Trang, Lê Văn Vẻ, Phan Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Luyện, Ngô Xuân Nghiễn & Nguyễn Thị Bích Thùy (2022). Sinh trưởng của hệ sợi và phát triển của quả thể nấm sò vàng (Pleurotus cintrinopileatus) trên một số môi trường dinh dưỡng khác nhau. Tạp chí khoa học nông nghiệp Việt Nam. 20(5): 642-651.

    Singer B., Moonmoon M., Jahan N., Khan A., Uddin N., Hossain K., Tania M. & Ahmed S. (2011). Effects of different levels of wheat bran, rice bran, and maize powder supplementation with sawdust on the production of shiitake mushroom. Saudi Journal of Biological sciences. 18(4): 323-328.

    Trịnh Tam Kiệt (2012). Nấm lớn ở Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

    Woo-Sik Jo, Young-Hyun Rew, Sung-Guk Choi, Geon-Sik Seo, Jae-Mo Sung & Jae-Youl Uhm. (2006). The culture conditions for the mycelial growth of Phellinus spp.Mycrobiology. 34(4): 200-205.

    Woo-Sik Jo, Yun-Ju Cho, Doo-Huyn Cho, So-Deuk Park, Young-Bok Yoo & Soon-Ja Seok. (2009). Culture conditions for the mycelial growth of Ganoderma applanatum. Mycobiology. 37(2): 94-102

    Zadrazil F. (1976). The ecology and industrial production of Pleurotus ostreatus, Pleurotus florida, Pleurotus cornucopiae, and Pleurotus eryngii. Mushroom Sci. 9: 621-652.