ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TRỮ LƯỢNG NGOÀI TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM LỚN Ở TÂY NGUYÊN

Ngày nhận bài: 18-08-2023

Ngày duyệt đăng: 25-12-2023

DOI:

Lượt xem

9

Download

1

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Hương, Đặng, Sinh, N., Mạnh, N., Xuân, B., & Dũng, N. (2024). ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TRỮ LƯỢNG NGOÀI TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM LỚN Ở TÂY NGUYÊN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(12), 1527–1538. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1224

ĐÁNH GIÁ VÀ DỰ BÁO TRỮ LƯỢNG NGOÀI TỰ NHIÊN CỦA MỘT SỐ LOÀI NẤM LỚN Ở TÂY NGUYÊN

Đặng Thị Thu Hương (*) 1 , Nguyễn Văn Sinh 1 , Nguyễn Hùng Mạnh 1 , Bùi Thị Tuyết Xuân 1 , Nguyễn Tiến Dũng 1

  • 1 Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
  • Từ khóa

    Nấm lớn, trữ lượng, đánh giá, mô hình dự báo, Tây Nguyên

    Tóm tắt


    Việc đánh giá trữ lượng của một số loài nấm lớn quan trọng ngoài tự nhiên giúp cho chúng ta có dự báo về khả năng cung cấp nấm trong các điều kiện tự nhiên khác nhau để đưa ra kiến nghị cho việc phát triển các mô hình thử nghiệm đạt trữ lượng cao nhất. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá trữ lượng của 07 loài nấm quan trọng phân bố ngoài tự nhiên từ 90 ô tiêu chuẩn trong 03 vườn quốc gia thuộc vùng Tây Nguyên trong gần 3 năm (2021-2023), trong đó có 6 loài nấm ăn, 01 loài nấm dược liệu và xây dựng mô hình dự đoán trữ lượng cho các loài nấm đó. Phương pháp thu thập và xác định trọng lượng tươi của nấm ăn được ở ngoài thực địa được tiến hành hàng tuần vào thời gian từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Trữ lượng trung bình của nấm Linh chi cao nhất từ 19,22 ± 2,95 kg/ha/năm và thấp nhất là nấm San hô: 2,42 ± 0,54 kg/ha/năm. Sử dụng hàm đa thức bậc hai để xây dựng mô hình dự báo, xây dựng được 07 mô hình dự báo trữ lượng cho mỗi loài nấm và 04 mô hình dự báo cho các loài nấm trên ở mỗi vườn quốc gia và ở Tây Nguyên, đủ độ tin cậy vì hệ số xác định R2cao (R2: 0,7518-0,9909).

    Tài liệu tham khảo

    Akaike H. (1973). Information theory and an extension of the maximum likelihood principle. In: Petrov B.N., Csaki F. (Eds.) Proceedings of the 2nd International Symposium on Information Theory. Budapest, Akademiai Kiado. pp. 267-281.

    Baptista P., Martins A., Tavares R.M. & Lino-Neto T. (2010). Diversity and fruiting pattern of macrofungi associated with chestnut (Castanea sativa) in the Trás-os-Montes region (Northeast Portugal). Fungal Ecol. 3: 9-19.

    Celia H., Iosu B., Felipe B., Valentin P., Cristobal O., Jaime O., Pablo M., and Juan A. O. de R. (2019). Predicting mushroom productivity from Long-term Field Data Series in Mediterranean Pinus pinaster Ait. Forests in the Context of Climate Change. Forests. 10: 206.doi:10.3390/f10030206.

    Katarzyna S., Loic G. & Bogdan J. (2022). Predictors of mushroom productivity in the European temperate mixed decidous forest. Forest Ecology and Management. doi:10/1016/j.forreco.2022.120451.

    Mariola S.G., Sergio de M., Pablo M.P., Fernando M.P., María P.-T., Juan A.O. de R., Juan A.O. de-R., Juan M. de A., Isabel C. & José A. B. (2019). Yield models for predicting abovegrouns ectomycorrhizal fungal productivity in Pinus sylvestris and Pinus pinaster stands of Northern Spain. Forest Ecosystems. 6: 52. doi: 10.1186/s40663-019-0211-1.

    Nguyễn Phương Đại Nguyên (2013). Nấm Linh chi ở Tây Nguyên. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

    Nguyễn Phương Đại Nguyên, Nguyễn Chí Thành, Lê Hữu Phú, Trần Thị Thu Hiền, Nguyễn Hữu Kiên, Trần Thị Kim Thi, Trần Huy Luân (2022). Đa dạng sinh học Nấm lớn trong các trạng thái rừng ở Vườn quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nhà xuất bản Học viện Nông ngiệp Việt Nam.

    Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn ở Việt Nam (Tập 1). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên & Công nghệ (KHCN), Hà Nội.

    Trịnh Tam Kiệt (2012). Nấm lớn ở Việt Nam (Tập 2). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên & Công nghệ,Hà Nội.

    Trịnh Tam Kiệt (2013). Nấm lớn ở Việt Nam (Tập 3). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên & Công nghệ (KHCN), Hà Nội.

    Trịnh Tam Kiệt (2014). Danh lục Nấm lớn ở Việt Nam. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

    Tahvanaien V., Miina J., Kurttila M. & Salo K. (2016). Modeling the yields of marketed mushroom in Picea abiesstand in eastern Finland. Forest Ecology and Management. 362: 79-88. doi:10.1016/j.foreco.2015.11.040.

    The Global Biodiversity Information Facility (2023). Retrieved from https://www.gbif.org/on December 25, 2023.

    Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2020). Atlas các hệ sinh thái núi Tây Nguyên. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ.