ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA NGUỒN GEN NGÔ NẾP VÀNG DỰA TRÊN KIỂU HÌNH VÀ CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR

Ngày nhận bài: 21-12-2022

Ngày duyệt đăng: 05-10-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

NÔNG HỌC

Cách trích dẫn:

Đức, N., Tuân, P., Anh, N., Trung, N., Châm, L., & Liết, V. (2024). ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA NGUỒN GEN NGÔ NẾP VÀNG DỰA TRÊN KIỂU HÌNH VÀ CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(10), 1236–1248. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1207

ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG DI TRUYỀN CỦA NGUỒN GEN NGÔ NẾP VÀNG DỰA TRÊN KIỂU HÌNH VÀ CHỈ THỊ PHÂN TỬ SSR

Nguyễn Trung Đức (*) 1 , Phạm Quang Tuân 1 , Nguyễn Thị Nguyệt Anh 1 , Nguyễn Quốc Trung 2 , Lê Thị Tuyết Châm 3 , Vũ Văn Liết 3

  • 1 Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Khoa Công nghệ Sinh học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 3 Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Ngô nếp vàng, kiểu hình, chỉ thị SSR, tương quan, phân tích thành phần chính

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này tiến hành nhằm đánh giá đa dạng di truyền của 15 nguồn gen ngô nếp vàng cùng 3 dòng đối chứng dựa trên 18 đặc điểm nông học và 14 chỉ thị SSR. Thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần nhắc lại trong vụ Xuân 2022 tại Hà Nội. Kết quả cho thấy năng suất cá thể có tương quan thuận và rất chặt ở giá trị P <0,01 với đường kính bắp (r = 0,72), khối lượng 100 hạt (r = 0,62) và số hạt/hàng (r = 0,61). Tổng lượng chất rắn hòa tan có tương quan nghịch P <0,01 với độ dày vỏ hạt (r = -0,62). Phân tích thành phần chính cho thấy tất cả 18 tính trạng nông học đều có thể được sử dụng để phân nhóm đa dạng di truyền. Chỉ số PIC biến động từ 0,10 (phi072 vàphi1277) đến 0,32 (phi2276). Nguồn gen ngô được phân thành 3 nhóm với hệ số tương đồng 45,3 dựa trên kiểu hình và thành 6 nhóm ở hệ số tương đồng 0,21 dựa trên chỉ thị SSR. Bảy dòng gồm YW01, YW03, YW4, YW7, YW12, YW13, YW14 và 2 dòng đối chứng SWsyn1, UV có sự phân nhóm tương đồng về kiểu hình và kiểu gen. Dựa trên chỉ số MGIDI với áp lực chọn lọc 40% đã chọn được 5 nguồn gen triển vọng gồm YW10, YW13, YW12, YW07 và YW01.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2021). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13381-2:2021: Giống cây trồng nông nghiệp - khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng phần 2: Giống ngô.

    Choe E. & Rocheford T.R. (2012). Genetic and QTL analysis of pericarp thickness and ear architecture traits of Korean waxy corn germplasm. Euphytica. 183(2): 243-260.

    Harakotr B., Suriharn B., Scott M.P. & Lertrat K. (2014). Genotypic variability in anthocyanins, total phenolics, and antioxidant activity among diverse waxy corn germplasm. Euphytica. 203(2): 237-248.

    Haskell M. J. (2012). The challenge to reach nutritional adequacy for vitamin A: -carotene bioavailability and conversion - evidence in humans. The American Journal of Clinical Nutrition. 96(5): 1193S-1203S.

    Lee J.-S., Bae H.-H., Kim J.-T., Son B.-Y., Baek S.-B., Kim S.-L., Go Y. S., Yi G. & Shin S.-H. (2020). 'Hwanggeummatchal' a single cross hybrid waxy corn with high carotenoid content and good eating quality. Korean Journal of Breeding Science. 52(4): 467-472.

    Muzhingi Yeum, Russell Johnson & Qin Tang (2008). Determination of carotenoids in yellow maize, the effects of saponification and food preparations. International Journal for Vitamin and Nutrition Research. 78(3): 112-120.

    Sandhu S. & Dhillon B. S. (2021). Breeding plant type for adaptation to high plant density in tropical maize - A step towards productivity enhancement. Plant Breeding. 140(4): 509-518.

    So Y.S. (2018). Pericarp thickness of Korean maize landraces. Plant Genetic Resources: Characterization and Utilization. 17(1): 87-90.

    Sukto S., Lomthaisong K., Sanitchon J., Chankaew S., Scott M.P., Lübberstedt T., Lertrat K., Suriharn B. & Serrano M. (2020). Variability in prolificacy, total carotenoids, lutein, and zeaxanthin of yellow small-ear waxy corn germplasm. International Journal of Agronomy. pp. 1-12.

    Tan H., Wang G., Zhao F., Bao F., Han H. & Lou X. (2022). Correlation and cluster analysis of agronomic characters of 115 waxy corn varieties. Maize Genomics and Genetics. 12.

    Ullah A., Shakeel A., Ahmed H. G. M.-D., Naeem M., Ali M., Shah A. N., Wang L., Jaremko M., Abdelsalam N. R., Ghareeb R. Y. & Hasan M. E. (2022). Genetic basis and principal component analysis in cotton (Gossypium hirsutumL.) grown under water deficit condition. Frontiers in Plant Science. 13. doi.org/10.3389/fpls.2022.981369.

    Vũ Đăng Toàn, Vũ Đăng Tường & Vũ Thị Thu Hiền (2021). Đa dạng hình thái của tập đoàn ngô tẻ địa phương thu thập tại tỉnh Lai Châu và Điện Biên. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. 19(8): 997-1005.

    Wu X., Wang B., Xie F., Zhang L., Gong J., Zhu W., Li X., Feng F. & Huang J. (2020). QTL mapping and transcriptome analysis identify candidate genes regulating pericarp thickness in sweet corn. BMC Plant Biology. 20(1): 117.

    Zhao W., Wang S., Chen Y., Zhang M. & Yuan J. (2018). Genetic diversity analysis of waxy corn inbred lines based on 60 core SSR markers. Acta Agriculturae Jiangxi. 30(12): 1-8.

    Zheng H., Wang H., Yang H., Wu J., Shi B., Cai R., Xu Y., Wu A. & Luo L. (2013). Genetic diversity and molecular evolution of Chinese waxy maize germplasm. Plos One. 8(6): e66606.