MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝCỦA CHÓ ĐƯỢC GÂY MÊ BẰNG SEVOFLURANEĐỂ TRIỆT SẢN

Ngày nhận bài: 20-12-2022

Ngày duyệt đăng: 29-06-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

CHĂN NUÔI – THÚ Y – THỦY SẢN

Cách trích dẫn:

Huyền, H., & Nguyên, H. (2024). MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝCỦA CHÓ ĐƯỢC GÂY MÊ BẰNG SEVOFLURANEĐỂ TRIỆT SẢN. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(7), 850–857. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1154

MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝCỦA CHÓ ĐƯỢC GÂY MÊ BẰNG SEVOFLURANEĐỂ TRIỆT SẢN

Hoàng Thị Ngọc Huyền (*) 1 , Hoàng Phương Nguyên 2

  • 1 Lớp K62TYD, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • 2 Lớp K64TYD, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Chó, huyết áp, nhịp tim, SpO2, sevoflurane

    Tóm tắt


    Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát sự biến đổi của nhịp tim, hô hấp, thân nhiệt, huyết áp, độ bão hòa oxy máu ở chó triệt sản được duy trì mê bằng sevoflurane và tìm hiểu mối liên hệ giữa các yếu tố trên tại các thời điểm gây mê khác nhau.Ba mươi tư chókhối lượng 1,7-25kgđược cho sử dụng thuốc tiền mêgồm zolazepam, tiletamine, medetomidine hydrochloride,butorphanol trước khi duy trì mê bằng sevoflurane. Nhịp tim, thân nhiệt của hầu hết các chó nằm trong khoảng sinh lý trong suốt quá trình gây mê. Nhịp tim với nhịp hô hấp; huyết áp tâm thu với thân nhiệt và nhịp tim tỉ lệ thuận với nhau khi bắt đầu sử dụng sevoflurane nhưng tại thời điểm 30 và 60 phút thì không còn. Độ bão hòa oxy máu tỉ lệ nghịch với huyết áp tâm trương tại 60 phút sau gây mê, nhưng không tồn tại ở thời điểm 0 và 30 phút. Nghiên cứu cho thấy duy trì mê bằng sevoflurane để triệt sản cho chó là an toàn. Các chỉ số sinh lý có thể thay đổi trong quá trình gây mê nên các chó phải được theo dõi cẩn thận để kịp thời xử lý biến chứng nếu có. Việc sevoflurane có thể có tác động với những mức độ khác nhau lên các chỉ tiêu sinh lý khác nhau cần được tìm hiểu thêm trong các nghiên cứu sau.

    Tài liệu tham khảo

    Behne M., Wilke H.J. & Harder S. (1999). Clinical Pharmacokinetics of Sevoflurane.Clinical Pharmacokinetics. 36(1): 13-26.

    Cicero L., Fazzotta S., Davide P.V., Cassata G. & Ignazio L.M.A.(2018). Anesthesia protocols in laboratory animals used for scientificpurposes. Acta Biomedica. 89(3): 337-342.

    Delgado-Herrera L., Ostroff R.D. & Rogers S.A. (2001). Sevoflurane: Approaching the Ideal Inhalational Anesthetic A Pharmacologic, Pharmacoeconomic, and Clinical Review. CNS Drug Reviews. 7(1): 48-120.

    Ebert T.J., Harkin C.P. & Mizu M. (1995). Cardiovascular responses to sevoflurane: a review. Anesthesia & Analgesia. 81(6S): 11-22.

    Furtado K. & Andrade F. (2013). Comparison of the beneficial and adverse effects of inhalable and injectable anaesthetics in animal models: a mini-review. OA Anaesthetics. 1(2):20.

    Jones T., Feng C. & Novakovski T.D. (2020). Changes in CO-oximetry values and pulse oximetry in isoflurane-anesthetized dogs with and without nitrous oxide. The Canadian Journal of Veterinary Research. 84: 83-90.

    Kishimoto A., Tochikubo O. & Ohshige K. (2007). Relation between Nocturnal Arterial Oxygen Desaturation and Morning Blood Pressure. Clinical and Experimental Hypertension. 29: 51-60.

    Patel S. & Goa K.L. (1996). Sevoflurane A Review of its Pharmacodynamic and Pharmacokinetic Properties and its Clinical Use in General Anaesthesia. Drugs. 5l (4): 658-700.

    Pattanapon N., Bootcha R. & Petchdee S. (2018). The effects of anesthetic drug choice on heart rate variability in dogs. Journal of advanced veterinary and animal research. 5(4): 485-489.

    Polis I. (2002). Sevoflurane Anaesthesia in Dogs: Clinical Implications and Applications. Dissertation. Ghent University. 296p.

    Reule S. & Drawz P.E. (2012). Heart Rate and Blood Pressure: Any Possible Implications for Management of Hypertension?. National Institutes of Health. 14(6): 478-484.

    RivenesS.M., Lewin M.B., Stayer S.A., Bent S.T., Schoenig H.M., McKenzie E.D., Fraser C.D. & Andropoulos D.B. (2001). Cardiovascular Effects of Sevoflurane, Isoflurane, Halothane, and Fentanyl-Midazolam in Children with Congenital Heart DiseaseAn Echocardiographic Study of Myocardial Contractility and Hemodynamics. Anesthesiology. 94: 223-9.

    The World Small Animal Veterinary Association (2014). Inhalation Anaesthesia Agents. Retrieved fromhttps://www.vin.com/apputil/content/defaultadv1. aspx?pId=12886&catId=57086&id=7054802&ind=4&objTypeID=17 on Dec 2, 2022.