QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

Ngày nhận bài: 13-07-2022

Ngày duyệt đăng: 02-03-2023

DOI:

Lượt xem

0

Download

0

Chuyên mục:

TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Cách trích dẫn:

Thùy, N. (2024). QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ. Tạp Chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 21(2), 179–188. http://testtapchi.vnua.edu.vn/index.php/vjasvn/article/view/1113

QUẢN LÝ RỪNG ĐẶC DỤNG VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: NGHIÊN CỨU ĐIỂM TẠI VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ

Nguyễn Thu Thùy (*) 1

  • 1 Khoa Tài nguyên và Môi Trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Từ khóa

    Bảo tồn đa đạng sinh học, dừng đặc dụng, Vườn Quốc gia Ba Bể

    Tóm tắt


    Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng và đa đạng sinh học, thực trạng quản lý và thách thức trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Ba Bể. Nghiên cứu sử dụng phương pháp điều tra thực vật, phỏng vấn sâu, phân tích SWOT và phương pháp kế thừa. Kết quả nghiên cứu cho thấy,rừng đặc dụng tại đây chủ yếu là rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nửa rụng lá trên núi đá với hệ động, thực vật phong phú. Trong 978 loài thực vật bậc cao có mạch được ghi nhận,có 34 loài thực vật có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 20 loài có tên trong danh lục Sách Đỏ IUCN. Trong 389 loài động vật được thống kê tại Vườn Quốc gia Ba Bể, có 3 loài chim, 16 loài thú và 6 loài bò sát có tên trong Sách Đỏ Việt Nam; 3 loài chim, 19 loài thú và 9 loài bò sát được ghi trong Sách Đỏ IUCN. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm lâm luật trong Vườn Quốc gia vẫn còn diễn ra.Công tác quản lý rừng, bảo tồn đa đạng sinh học trong Vườn Quốc gia còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. Sinh kế của cư dân sống xen kẽ trong vùng lõi, vùng đệm của Vườn Quốc gia còn phụ thuộc lớn vàotài nguyên đa đạng sinh học, đất rừng ở đây.

    Tài liệu tham khảo

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2007a). Sách Đỏ Việt Nam (Phần I - Động vật). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

    Bộ Khoa học và Công nghệ (2007b). Sách Đỏ Việt Nam (Phần II - Thực vật). Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

    Bộ NN&PTNT (2020). Báo cáo chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Truy cập từ https://luatvietnam. vn/chinh-sach/quyet-dinh-523-qd-ttg-chien-luoc-phat-trien-lam-nghiep-viet-nam-2021-2030-200559-d1.htmlngày 6/5/2022.

    CITES (2020). Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora (CITES). Retrieved from https://cites.org/sites/ default/files/eng/app/2020/E-Appendices-2020-08-28.pdf on May 5, 2022.

    Đặng Thị Hoa (2017a). Du lịch sinh thái tại VQG Ba Bể, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tạp chí Kinh tế Sinh thái. 54.

    Định Thị Hoa (2017b). Nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Luận án Tiến sĩ Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

    IUCN (2021). IUCN Red List of Threatened Species.Retrieved from https://www.iucnredlist.org/ search?taxonLevel=Amazing&searchType=species on March 2, 2022.

    Lê Thiện Đức, Lê Anh Hùng & Trần Lê Trà (2019). Hiện trạng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ Việt Nam. Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức.

    Phạm Hoàng Hộ (1999-2003). Cây cỏ Việt Nam (Quyển I, II, III). Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.

    Phân Viện Điều tra và Quy hoạch rừng Đông Bắc Bộ (2012). Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững VQG Ba Bể đến năm 2020, Hà Nội.

    UBND tỉnh Bắc Kạn (2021). Quyết định số 354/QĐ-UBND công bố hiện trạng rừng tỉnh Bắc Kạn tính đến ngày 31/12/2021.

    VQG Ba Bể (2021). Báo cáo thuyết mình phương án quản lý rừng bền vững VQG Ba Bể giai đoạn 2021-2030.